Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,921
Căng thẳng. Áp lực. Lo lắng. Bất cứ dưới tên gọi nào, nó cũng chẳng thiếu trong môi trường làm việc tốc độ và tiến bộ về công nghệ. Hãy xem xét các số liệu sau:
Theo Viện An toàn và Sức khỏe Lao động Quốc gia, những rối loạn do căng thẳng nhanh chóng trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến nhân viên mất khả năng làm việc.
Căng thẳng do công việc và những vấn đề có liên quan khiến các công ty Hoa Kỳ tiêu tốn hàng năm khoảng 200 triệu đô-la hoặc hơn do nhân viên thường xuyên vắng mặt, thay đổi việc làm, tai nạn...
Tổ chức Y tế Thế Giới gọi căng thẳng trong công việc là “chứng bệnh toàn cầu”.
Rõ ràng sự căng thẳng tác động mạnh lên chúng ta. Liệu ta có thể loại bỏ những nhân tố gây căng thẳng khỏi cuộc sống hiện tại không? Không – và may mắn là chúng ta không thể. Chúng ta cần có một ít căng thẳng trong cuộc sống để thúc đẩy hoạt động, thách thức sự nhận biết những gì chúng ta có khả năng và giúp chúng ta đạt được trình độ thể hiện mới. Miễn là chúng ta biết được cách kiểm soát căng thẳng chứ không để nó khống chế mình.
Bill Delano, sáng lập viên của tổ chức Job Stress Help (Trợ giúp căng thẳng do công việc), một dịch vụ trên mạng Internet cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy và phù hợp từng cá nhân thông qua email cho những ai đang chịu căng thẳng trong công việc, đưa ra những gợi ý:
1. Hít vào không khí tốt lành và xả ra những gì tồi tệ
Nghỉ một chút để hít thở. Những lần giải lao ngắn trong ngày cho phép bạn hít thở sâu và thư giãn đầu óc, giúp tránh tích tụ căng thẳng.
2. Nhận diện kẻ thù
Chính xác là điều gì đang khiến bạn căng thẳng? Có phải là công việc? Gia đình? Hay các mối quan hệ? Nếu không biết được căn nguyên, bạn sẽ ít có khả năng giải quyết được vấn đề. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc gây căng thẳng, hãy tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp từ Chương trình Hỗ trợ Việc làm hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
3. Di chuyển nó đi hoặc đánh mất nó
Bắt đầu bằng một chương trình tập luyện. Thể thao sẽ giúp giải phóng endorphins, giúp giải tỏa căng thẳng.
4. Bỏ qua
Nhận biết sự khác biệt giữa những thứ bạn có thể kiểm soát và không thể. Lập danh sách gồm hai hạng mục này. Bắt đầu từ ngày hôm nay, cố gắng không chú trọng những điều trong công việc mà bạn không thể kiểm soát.
5. Lưu ý đến danh sách những việc cần làm
Ghi chú tất cả những công việc cần làm và lần lượt thực hiện. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và cho phép bản thân tận hưởng cảm giác hài lòng khi đạt được chúng.
6. Luyện sức chịu đựng
Cố gắng đừng cá nhân hóa bất kỳ lời phê bình nào mà bạn nhận được. Hãy xem các nhận xét tiêu cực như sự phê bình mang tính xây dựng cho phép bạn cải thiện công việc. Tuy nhiên, nếu lời chỉ trích mang tính xúc phạm, ví dụ sếp la hét trước mặt bạn và sử dụng ngôn từ thô lỗ, hãy thảo luận vấn đề này với giám đốc hoặc phòng nhân sự.
7. Chia sẻ gánh nặng
Chia sẻ bớt công việc bất cứ khi nào có thể. Đừng rơi vào cái bẫy cho rằng bạn là người duy nhất làm được việc. Đồng sự và sếp của bạn có lẽ cũng sẽ bắt đầu tận dụng ý niệm đó.
8. Đừng chỉ chăm chắm vào công việc
Căng thẳng do công việc tích tụ khi trí óc của chúng ta không ngừng tập trung vào công việc. Cố gắng quân bình cuộc sống. Hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè, sở thích và quan trọng nhất là niềm vui sống.
9. Nhận biết quyền lợi của bạn
Mặc dù học cách xoay sở với một công việc căng thẳng thì quan trọng nhưng đôi khi cách khôn ngoan hơn lại là từ bỏ nó đi. Làm sao bạn xác định được lúc nào nên cố gắng duy trì công việc? Bạn biết thời điểm thích hợp để bỏ việc khi:
Bạn chán nản đến mức cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày. Nếu bạn không tìm thấy hướng thăng tiến trong sự nghiệp mà đủ tính thách thức để giúp bạn trưởng thành hơn về chuyên môn thì đã đến lúc bạn nên tìm kiếm một vị trí thú vị hơn.
Source: Thái Hằng / HR Vietnam
Please sign in to perform this function