Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,835
Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 8 theo ước tính tăng thêm 3%. Nhưng khi giá xăng tăng lên 10.000đ thì mọi ước tính đều khó chính xác. Hãy thử theo chân một SV năm nhất đi sắm đồ!
SV năm nhất méo mặt
Hầu hết các cửa hàng quanh ký túc xá, trường học đều đã chuẩn bị một lượng hàng lớn phục vụ SV mùa nhập trường. Nhưng điệp khúc của các nhân viên bán hàng ở đây là giá cả tăng cao chứ không phải chúng tôi bán đắt. Khá nhiều SV năm nhất đã thuê sẵn nhà trọ và chuẩn bị đồ dùng cho một cuộc sống mới. Nhưng sự biến động của giá cả đã làm họ chùn tay mỗi khi chọn đồ.
Giá sách loại nhỏ 12.000đ. Giấy dán tường loại thường 1000đ/1tờ. Chiếu nhựa: 30.000đ. Mắc áo sắt 10.000đ. Đèn bàn 50.000đ. Hòm sắt: 70.000đ. Chậu: 25.000đ. Bàn gấp: 18.000đ. Màn loại thường 25.000đ. Đồng hồ để bàn: 25.000đ... Hầu hết các mặt hàng đều tăng. Mức độ tăng từ 5% đến 30%.
Chị bán hàng tại cổng sau KTX ĐH Ngoại ngữ cho biết: Nếu mua sắm những đồ lặt vặt, nhiều cô cậu mang theo 400.000 đến 500.000đ cũng chẳng đủ. Rất nhiều thiết bị học tập của SV, HS lên giá. Đơn cử tập bút nhớ dòng của Thiên Long ngày trước chỉ 3000đ bây giờ là 4000, 1 lọ hồ dán trước có giá 1000 bây giờ là 1500đ.
Tháng 9 năm ngoái cũng chứng kiến một mốc tăng giá nhưng không đáng kể so với mùa nhập trường năm nay. Huỳnh Trang (SV năm thứ 2 T2004, khoa Trung trường ĐH Ngoại ngữ) chia sẻ: Rất nhiều nhà trọ đồng loạt lên giá. Một căn phòng nhỏ của mình tăng 30% giá. Năm ngoái, tổng số tiền chi cho việc mua sắm của mình đã tới 2 triệu đồng, trong đó có cả một chiếc casset để học tiếng giá 300.000đ. Nhưng nếu là năm nay, chỉ với số tiền ấy e không đủ. Một SV năm nhất trong tháng nhập trường tiêu tốn của gia đình từ 3 đến 6 triệu đồng (bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí).
Bảng thông báo của căng tin ĐH Ngoại ngữ đã niêm yết giá cơm đĩa là... 7000đ. Rất nhiều SV than thở: Nếu như trước đây, 4 năm ĐH 1 SV có mức chi tiêu trung bình là 30 triệu đồng. Thì bây giờ mức trung bình đó đã phải là 40 triệu đồng. Hơn 50% số SV đều đến từ các khu vực nông thôn miền núi, họ có trải qua được nhiệt độ tăng dần này?
Cuộc leo thang ồ ạt
SV đã phần nào làm quen với nhiệt độ giá cả thay đổi từng quý. Tháng 4, báo chí đưa chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% (dù dự báo là chỉ tăng 0,2 -0,3%). 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 5,2%. Các tháng tiếp theo chỉ số giá tiêu dùng trong biểu đồ đầy biến động này cũng không dừng lại. Tháng 9, tháng nhập trường là tháng đầu tiên chịu ảnh hưởng của một mức tăng giá đột biến nhất là khi giá xăng đã tăng đến 10.000đ.
Các chuyến xe lên thành phố có lý do để tăng giá. Nhà trọ vào mùa sốt không vì giá cả leo thang cũng đã thừa nguy cơ tăng giá. Giá thực phẩm biến động. Và ngay cả anh bán sách cũ vỉa hè cũng buông thõng một câu với 5,7 cô cậu SV đang ngơ ngác: xăng tăng rồi nên giá sách cũng tăng. Những SV trường ĐH KHXH&NV này đang nhăn trán cố gắng liên hệ về mối quan hệ giữa giá xăng và giá sách cũ.
SV nhiều trường nhấp nhổm chờ bảng thông báo mới nhất về mức học phí sẽ tăng ở trường mình. (Rất nhiều trường, mức học phí năm trước chưa chạm đến mức trần của Bộ GD-ĐT nên vẫn ở trong diện được phép tăng học phí.)
SV chuyên ngành Kinh tế cập nhật thông tin giá cả để minh hoạ cho tiểu luận cũng thấy toát mồ hôi vì nhiệt độ giá cả sẽ tăng dồn vào thời điểm sắp tới. Hà Thu Trang bảo: Giá đường tăng 500đ/1kg. Giá lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng cao. Giá thuốc sản xuất trong nước tăng từ 5 đến 10%. Những bài tập này sẽ chẳng xa xôi gì đâu vì chỉ cần chiều nay về đi chợ là sẽ thấy chóng mặt thôi.
SV là những chuyên gia tiêu tiền lẻ đang phấp phỏng với những mối lo toan xăng 10.000, cơm đĩa 7000. Một số đã chọn giải pháp cày cuốc chăm chỉ, làm thêm tích cực để làm đầy ví tiền luôn trong tình trạng hao hụt. Nhưng ngay cả trung tâm giới thiệu việc làm cũng đang... tăng giá
Source: (Theo SVVN)
Please sign in to perform this function