Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,194
Gương mặt đỏ gay gắt, H. tiếp tục rót thứ rượu màu vàng vàng vào cút rượu, ngẩng cao đầu, nốc vào họng, “khà” một tiếng tỏ vẻ sảng khoái. Một buổi nhậu sơ sơ của H. cũng phải vài xị như thế.
Ở cái làng đại học ở TP.HCM này, khá nhiều người biết đến H. - SV trường N. là một tay nhậu rượu khét tiếng, chỉ nghe đến tên, không ít người nhậu chung với H. phải “xanh mặt”…
Xung quanh các trường Đại học, do nhu cầu “giải trí” của sinh viên, hằng hà sa số quán nhậu vỉa hè không tên mọc lên. Các quán này đúng với tính chất “vỉa hè”: đơn sơ với vài ba chiếc bàn nhựa, vài đĩa ốc luộc, vài con mực nướng, bia cũng có nhiều loại nhưng ít phong phú hơn rượu.
Buổi tối, đi dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc khúc quận Bình Thạnh, Q. Phú Nhuận… mới thật sự chứng kiến không khí náo nhiệt ở những nơi này. Từng đám sinh viên “tập kết” nơi các quán lề đường. Không có tiếng “dzô dzô” sôi nổi như uống bia hơi như không vì thế mà không khí “nhậu nhẹt” trở nên mất khí thế.
Theo chân T. (ĐHBC Tôn Đức Thắng) dự tiệc sinh nhật ở một quán gần khu chung cư Thị Nghè. Trong khi chờ vào buổi tiệc chính, T trổ tài nướng mực bằng cách đổ cút rượu lên con mực sau đó bật quẹt. Con mực bùng lửa, chỉ trong nháy mắt đã khô queo. “Với loại rượu này có thể vừa nhậu vừa nướng mực mà không cần bếp”. Thấy tôi tròn mắt, T nói tiếp: “Không tin à bồ? Thử coi”. Đưa cút rượu lên môi, hơi cồn nồng sặc thẳng vào mũi, uống vào đến đâu cháy ruột cháy gan đến đó, đầu óc quay cuồng muốn té. “Tại không quen đó thôi, chịu khó đi nhậu với tụi này vài lần là uống được à”.
Theo lời T thì loại rượu pha cồn này tuy khó uống nhưng rất rẻ. Tính bình quân một lít rượu khoảng 6.000đồng/lít, một tối nhậu 5 người uống hết 5 lít, tính ra chỉ mất khoảng 30.000 tiền rượu. Ở những quán nhậu vỉa hè như vậy thì chủ quán thường đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của thượng đế với những loại rượu “bảy sắc cầu vồng” lục lam chàm tím…gọi chung là rượu “đại bổ”: chuối hột, tiết rắn, mật gấu, tắc kè, hải mã…
Theo lời của một bà chủ quán nhậu vỉa hè trên đường D2 thì rượu cồn hay không cồn, rõ nguồn gốc hay không rõ nguồn gốc đều được tụi SV ít tiền nhưng ham nhậu tiêu thụ tất. Hàng đêm, riêng quán của bà cũng tiêu thụ được gần chục lít là ít.
Thông thường, các quán rượu vỉa hè đều có người bỏ mối từ các lò nấu rượu bằng những loại can 20-30 lít, sau đó họ “chế biến” và pha ra các chai nhỏ để bán công khai trên các vỉa hè. Anh S. - một người chuyên bỏ mối rượu cho các quán nhậu cho biết: Để đầu tư cho một lò nấu rượu cần 2-3 triệu đồng/lò. Một lò như vậy, một ngày có thể sản xuất ra 15 - 30 lít rượu (khoảng 30kg gạo). So với giá gạo và giá rượu hiện nay nếu không pha chế thì khi bán ra chủ rượu không có lời. Do đó từ chủ rượu cho đến các quán nhậu đều có những mánh lới “chế biến” riêng để kiếm lời.
Phương thức đơn giản nhất là dùng lại lượng hèm đã qua sử dụng để nấu tiếp rượu. Nhưng phương thức này theo anh S thì vừa tốn thời gian, nhưng hiệu quả lại không cao. Nhanh gọn hơn là dùng hỗn hợp: 15 Rượu + 15 Nước + 1 Cồn (y tế). Thâm độc hơn, có lò rượu vì hám lợi đã dùng cây nhang nhúng vào chai thuốc trừ sâu, sau đó chấm vào bình rượu, ngay lập tức rượu sẽ kết tủa, nồng độ tăng lên.
Theo khoa học, trong các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ furturol, trong cồn y tế có chất methanol... đều là những độc chất đang được bán tràn lan trên thị trường. Các loại rượu đế hiện nay đều có nồng độ methanol cao hơn mức cho phép hàng trăm lần (mức cho phép: < 0,1%VVR1000).
Vậy mà hàng đêm, không đếm được có bao nhiêu sinh viên tự huỷ hoại mình vì những loại rượu như thế!
Source: (Theo Tuổi Trẻ)
Please sign in to perform this function