Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,698
Một kiểu thi thuê ĐH chưa từng được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin đại chúng nào. Theo lời những chuyên gia chạy ĐH, tính tới mùa thi 2005, thì đây là phương pháp vẫn còn trong “hạn sử dụng”, và có thể duy nhất vẫn linh nghiệm ngay cả trong giai đoạn cảnh sát hình sự liên tục ra tay như hiện nay.
Theo H. thì hầu như trường nào cũng mua được. Nếu không bằng tiền thì bằng rất nhiều tiền. Giá cả của mỗi trường chênh lệch nhau tới vài chục triệu. Đơn đặt hàng nhiều nhất là các khối trường kinh tế. ít nhất là các trường kỹ thuật.
1. Tiếp cận đường dây.
Nhập học được khoảng hai tuần thì tôi nghe bạn bè trầm trồ tin bạn cậu H cũng đậu ĐH Kinh tế. Bạn của H học hành như thế nào thì chúng tôi quá biết. Thi kiểm tra học kỳ suốt mấy năm THPT cậu phải nịnh nọt mấy đứa học giỏi gần chết nó mới cho xem bài thì nói chi tới thi đh. Càng choáng hơn khi biết không những cậu đậu ĐH mà còn đậu diện có học bổng với 23 điểm 3 môn!
Sau nhiều ngày tôi mới gây dựng niềm tin được với H rằng mình cũng có một đưá em trai con ông chú làm giám đốc một công ty xây dựng rất ấm, chỉ cần vào được trường Kinh tế thì tốn mấy cũng “okie”.
H hứa sẽ liên hệ giúp. Tôi giao hẹn: “Không chơi làm giả phiếu dự thi, Cũng không chơi kiểu tráo bài trong phòng thi. Thằng em tao rét lắm, nó sẽ làm hỏng bét ngay!” H bảo: “Giờ phòng nào cũng có một bảng hình ảnh để các giám thị so mặt rồi. Ai dại gì làm trò mẫu giáo đó. Chỗ này chắc chắn 100%. Nhưng nói trước nhá, giá hơi bị mặn đấy!”
Hai ngày sau H gọi điện hẹn tới quán cà phê Trung Nguyên bùng binh Điện Biên Phủ. Tiếp tôi và H là một anh chàng dáng SV đeo kính cận, gầy gò hiền lành, thậm chí trông hơi lù đù. Đó là B, người đã phù phép cho bạn của H kỳ thi rồi.
B giọng nhỏ nhẹ: “Bên anh chỉ nhận đăng ký sớm, từ khi chưa nộp hồ sơ. Yên tâm tất cả đều là đồ thật hết. Hồ sơ thật, phiếu dự thi thật, bài thi thật, phiếu báo điểm thật. Đều của Bộ Giáo dục phát hành đàng hoàng. Không có gì có thể vi phạm pháp luật được”.
2. Giá mỗi trường là bao nhiêu?
Sau khi biết chú tôi làm xây dựng, B. ra giá 60 triệu trọn gói vào tới trường Kinh tế. H bỏ nhỏ: “Đó là giá mềm, nhìn mặt “ác chiến”, còn bị ra giá tới 120 triệu cơ, nhất là những trường top 5”. Với trường hợp của H, vì nhà “nghèo” lại chỗ quen nên anh lấy 40 triệu. Vả lại, nếu ok thằng em này tôi và H sẽ được anh lại quả mỗi thằng 2 triệu gọi là làm quen!
Nếu đồng ý thì đưa trước 30% ngay ngày mai. Khi nào có giấy nhập học thì thanh toán hết, nếu không có giấy nhập học thì hoàn trả lại toàn bộ không thiếu 1 xu. Nhà của bạn H nghe đâu còn đưa trước đủ 100%.
Theo H thì hầu như trường nào cũng mua được. Nếu không bằng tiền thì bằng rất nhiều tiền. Giá cả của mỗi trường chênh lệch nhau tới vài chục triệu. Đơn đặt hàng nhiều nhất là các khối trừơng kinh tế. Ít nhất là các trường kỹ thuật. Thì nghĩ gì, nếu chạy được vào ĐH BK đi, thì làm sao sống sót qua những toán cao cấp, đồ họa, vật lý chất rắn... Tâm lý các ông bố bà mẹ cho con đi thi bằng tiền vẫn hy vọng rằng những trường Kinh tế sẽ có nhiều môn lý thuyết hơn, con mình vào trường còn tính khả năng ra được trường nữa chứ.
Khối trường An ninh cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng. Tuy nhiên, có thể là do nghiệp vụ của giáo viên các trường này cao thủ quá nên hiện giờ “Công ty anh B” chưa lo đựơc trường hợp nào vào thẳng ĐH An ninh. Chỉ mới đi đường vòng vào Trung cấp An ninh, hay đi nghĩa vụ rồi vào chuyên nghiệp.
Ngoài số tiền “công ty” anh B thu sau mỗi phi vụ trót lọt, số tiền ba mẹ con mồi bỏ ra thì còn cao hơn thế nhiều. Vì phải qua nhiều cửa trung gian ngoắt ngoéo. Và sau đó, cậu ấm cô chiêu của các ông bà này tiếp tục bò qua các kỳ thi học kỳ học phần lại bằng tiền. Anh B. cười : “Của thiên trả địa ấy mà. Các ông bà ấy kiếm tiền dễ quá, tại sao mình không phân phối lại thu nhập cho xã hội!”
3. Theo chân các cascadeur
Anh B bảo phải chuẩn bị từ bây giờ vì lịch làm việc của anh phải khởi hành từ tháng 3, từ ngày các trường rục rịch nộp hồ sơ. Chỉ cần đưa bộ hồ sơ đăng ký tuyển sinh của em tôi là OK. Em tôi không phải đi thi, không phải làm bài, chỉ “rì –lách” mà chờ giấy báo trúng tuyển gửi tới tận nhà. Anh bảo không cần biết gì thêm.
Đường dò la tới đây nghe có vẻ muốn tắc tị. Tôi lại phải tìm cách khác. Tôi nói với anh mình có quen 2 SV học rất giỏi, thi ĐH 28 điểm, nhà nghèo, và cũng lỳ lắm, đang tìm việc làm thêm để đóng gấp học phí. B. khá mừng, hứa sẽ tuyển vào đội quân cascadeur của anh ta. Sau hơn 1 tháng theo chân các cascadeur tôi bắt đầu bóc dần được những mánh khoé siêu đẳng của đường dây B.
Theo cách của B, bộ hồ sơ của em tôi, với họ tên em tôi, chữ ký của em tôi, hoàn cảnh gia đình của em tôi nhưng bắt đầu mang “Hồn Trương Ba da hàng thịt” ngay từ lúc này: Toàn bộ ảnh nộp sẽ đều là ảnh của cascadeur hết.
Có nghĩa là sao? Nghĩa là giấy báo dự thi, ảnh lưu ở các phòng thi, ảnh trong hồ sơ đều là hàng thật, ảnh thật nhưng chỉ có điều là không phải ảnh của em tôi mà thôi. Ngày thi em tôi ngồi nhà, cascadeur đi thi. Tấm thẻ dự thi xịn, hình ảnh trên bảng ảnh do nhà trường giữ khớp với người trong giấy dự thi. Có còn gì cần phải lo nữa đâu.
Hai ngày sau B. gọi điện thoại bảo em tôi phải xin làm lại CMND. Cái cũ thì đưa cho anh ta để anh ta dán ảnh cascadeur vào. Tôi cũng khá lo ngại. B nói: “Không ai tịch thu cái CMND này của em đâu. Khi gọi thí sinh vào phòng dự thi, giám thị phải lo so sánh đối chiếu xem giấy báo dự thi có xịn không. Mặt trên giấy báo có khớp với mặt trên bảng ảnh của giám thị không. Mặt trên bảng ảnh có khớp với mặt đi thi không. Vậy thôi. CMND là giấy cũ, nhàu nhò tý là chuyện ai cũng có”.
Vậy là xong tất cả những việc cậu em tôi phải làm. Cậu không phải lo học trước chương trình, không phải đi ôn thi, không phải đi thi. Nếu cần thì cứ xuống SG vài ngày du hí cho không ai đặt dấu hỏi là được.
Nhưng thế khi em đi học thì như thế nào? “Chả thế nào cả. Không có trường nào đi kiểm tra xem mặt người tới đóng tiền học có trùng với người đi thi không? Vì khâu nộp học phí và làm thủ tục nhập học có thể làm hộ được mà”.
Sau đó khi làm thẻ SV, bạn cứ nhận tấm thẻ tên mình nhưng mặt cascadeur. Rồi sau đó... làm mất chẳng hạn. Thế là làm đơn xin cấp lại và nộp ảnh mới , ảnh chính mình.
B. còn bỏ nhỏ: “Cậu muốn chơi công nghệ cao cũng được. Phụ thêm 5 triệu, tôi sẽ thuê kỹ sư nhiếp ảnh làm cho cậu loại thẻ ảnh đúng 9 tháng sau thì bị mờ như ướt nước. Tháng 3 nộp hồ sơ, nộp toàn bộ hình ảnh của Cascadeur. Tháng 7 đi thi vẫn hình ảnh của cascadeur. Nhưng tới khoảng tháng 12 khi ban thanh tra xem lại hồ sơ thì khi đó ảnh của cascadeur trong bộ hồ sơ lưu của cậu đã tự động mờ dần. Lý do đơn giản mà, vô ý thấm nước mùa mưa tháng 7, hay do hút ẩm khí hậu nhiệt đới... Khi đó thì cậu chẳng cần nghĩ ra lý do mất thẻ làm gì. Tự nhà trường sẽ yêu cầu cậu nộp ảnh mới để thay thế. OK rồi nhé!”
Vậy là OK!
Hàng chục vạn SV nhập học mỗi năm. Và bạn vô tư không hề biết cái ghế của mình có giá đến như thế. Có thể cậu bạn kia đã phải bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu để được ngồi bên cạnh bạn. Rất nhiều trường hợp đã bị lật tẩy, nào thi thuê, nào tráo bài, nào tráo ảnh. Nhưng quy luật có cung thì có cầu, vẫn còn có những đường dây tự hào rằng chưa từng phải trả lại tiền
Source: (Theo SVVN)
Please sign in to perform this function