Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 46,866
Bạn mệt mỏi vì phải làm việc 60 giờ một tuần. Bạn lo lắng khi phải đảm nhiệm công việc của hai người vì một đồng nghiệp mới nghỉ việc… Dù là việc gì (việc làm ngân hàng, việc làm thực phẩm, kỹ sư cầu nối,...), chắc chắn bạn đang rất căng thẳng.
Stress nơi công sở ngày càng phổ biến và nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Căng thẳng kinh niên có thể dẫn tới những vấn đề về tim mạch, rối loạn tâm lí, tai nạn nơi công sở và trường hợp xấu nhất là tự tử.
Liệu bạn có những dấu hiệu của căng thẳng nơi công sở? Và mức độ căng thẳng của bạn tới đâu?
Hãy thực hiện bài trắc nghiệm sau, mỗi câu trả lời của bạn được 1 điểm:
1. Công việc không còn là một thách thức đối với bạn.
2. Bạn có rất ít hoặc không có quyền quyết định trong những nhiệm vụ hàng ngày.
3. Sự thờ ơ thay thế cho sự hăng hái lúc ban đầu.
4. Bạn cảm thấy căng thẳng bởi áp lực thời hạn hoàn thành dự án, phần công việc hoặc những mong chờ khác.
5. Bạn thường xuyên đi làm muộn và về sớm.
6. Bạn thường xuyên trì hoãn những dự án của mình đến phút cuối.
7. Bạn không hạnh phúc với sự cân bằng công việc và cuộc sống riêng của mình.
8. Bạn có mối quan hệ không tốt với sếp.
9. Bạn luôn lo lắng về an sự bảo đảm công việc của mình.
10. Đồng nghiệp dè dặt, thận trọng với bạn.
11. Lịch trình công việc gây trở ngại cho hôn nhân hoặc những mối quan hệ cá nhân khác của bạn.
12. Bạn bắt đầu xa lánh bạn bè và những thành viên trong gia đình.
13. Bạn gặp khó khăn về giấc ngủ.
14. Bạn hút thuốc, uống rượu bia hoặc phụ thuộc vào những chất gây nghiện nhiều hơn trước kia.
15. Bạn cảm thấy mình như bị hoang tưởng.
16. Bạn phản ứng mạnh mẽ trước cả những vấn đề rất nhỏ.
17. Bạn đau đầu hoặc cảm cúm nhiều hơn trước.
18. Bạn luôn luôn cảm thấy kiệt sức.
19. Bạn gặp tai nạn nơi công sở.
20. Bạn bị chuẩn đoán có vấn đề về tim mạch.
Kết quả:
0 - 5 điểm: Mức độ căng thẳng thấp
Không có môi trường làm việc nào không có căng thẳng. Nhưng bạn đang kiểm soát tốt mức độ căng thẳng của mình. Hãy dành thời gian cho bản thân để tránh căng thẳng.
6 - 10 điểm: Mức độ căng thẳng vừa phải
Sự căng thẳng đang bắt đầu tăng lên nhưng bạn vẫn có thể hạn chế chúng. Hãy cố gắng giải toả căng thẳng bằng cách tham gia một kì nghỉ, nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc chỉ đơn giản dành nhiều thời gian trong ngày cho bản thân hơn. Từng bước nhỏ sẽ giúp bạn hạ thấp mức độ căng thẳng của mình.
11 - 15 điểm: Mức độ căng thẳng hơi cao
Mức độ căng thẳng của bạn đang ở mức báo động. Đã đến lúc bạn cần có sự thay đổi. Hãy nói chuyện với sếp nếu có thể tạo ra sự điều chỉnh trong công việc và cân bằng lại công việc và cuộc sống riêng của bạn. Nếu cuộc nói chuyện không đem lại hiệu quả gì, bạn có thể đi tìm một công việc mới.
16 - 20 điểm: Mức độ căng thẳng cao
Mức độ căng thẳng cao có hại cả về mặt tâm lí về thể xác. Vì vậy, bạn cần thực hiện từng bước để làm giảm sự căng thẳng nơi công sở. Đi nghỉ, thay đổi phong cách sống, tìm công việc mới có thể là những giải pháp tạm thời. Về lâu dài, bạn nên nói chuyện với những chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng và họ sẽ giúp bạn khắc phục chúng.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function