Tất tần tật về nhân viên giao nhận hàng và những điều cần biết

Viewed: 44,675

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng lên, nhân viên giao hàng cũng vì thế mà trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng đang có xu hướng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhiều hơn. Vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp, có trình độ là rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về công việc của nhân viên giao nhận hàng hóa nhé!

 

1. Nhân viên giao nhận hàng là ai?

Nhân viên giao nhận hàng hóa là người trực tiếp nhận hàng hóa, nhập các tài liệu đính kèm khi cần thiết và vận chuyển hàng hóa, vật phẩm từ nơi gửi hàng đến tay người nhận. Tưởng chừng công việc đơn giản nhưng thực tế có rất nhiều yếu tố cần quan tâm khi bạn thực sự bắt đầu với công việc.

Giờ làm việc của nhân viên giao nhận hàng hóa thường được chia ca và tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng, có lúc phải làm việc ngoài trời trong 10 giờ liên tục. Dù trời mưa hay nắng, công việc của họ vẫn phải di chuyển liên tục mọi lúc, mọi nơi để giao hàng đúng tiến độ.


Nhân viên giao nhận hàng hóa là ai?

2. Mô tả công việc nhân viên giao nhận hàng

2.1 Tiếp nhận hàng hóa

Công việc đầu tiên của người vận chuyển là nhận hàng từ người gửi. Hầu hết những người vận chuyển hàng hóa đều làm việc cho các công ty chuyên vận chuyển nên tất cả hàng hóa mà họ nhận được đều có mặt tại các điểm giao dịch hoặc các kho riêng lẻ của công ty tại một khu vực cố định.

Trong thời đại công nghệ ngày này, việc giao hàng đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Khách hàng sẽ đặt hàng thông qua ứng dụng theo danh sách được cập nhật trên hệ thống và chủ hàng sẽ nhận được chính xác số lượng sản phẩm đã đặt tương ứng với từng địa điểm cụ thể.

Khi nhận hàng, bạn cần xác nhận đúng mã hàng và số lượng cho từng khách hàng để tránh trường hợp giao hàng nhầm lẫn, bỏ sót. Điều này được xem là một sai sót nghiêm trọng.

 
Nhân viên giao nhận hàng hóa tiếp nhận hàng tại kho của công ty

2.2 Kiểm tra hàng hóa

Sau khi nhận hàng từ người gửi, nhiệm vụ chính của nhân viên giao nhận là kiểm tra số lượng đơn hàng đã nhận và xem xét tình trạng hàng hóa. Khi tiến hành kiểm tra, bạn cần để ý:

- Sản phẩm có bị hư hỏng hay bao bì đóng gói chưa chặt?
- Số lượng hàng hóa đã nhận có đủ không?
- Các tài liệu, hồ sơ đi kèm đã đầy đủ hay chưa?

2.3 Ghi đầy đủ thông tin về hàng hóa

Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên giao nhận là điền đầy đủ các thông tin về đơn hàng đã nhận. Điều này giúp họ quản lý số lượng, tình trạng hàng hóa và giữ cho chúng không bị thất lạc. Các thông tin bao gồm số lượng, loại sản phẩm, địa điểm nhận hàng, địa điểm giao hàng và ngày giao hàng,..


Việc ghi rõ thông tin hàng hóa giúp quản lý số lượng và tình trạng hàng hóa

2.4 Lưu trữ, vận chuyển hàng hóa

Công việc, nhiệm vụ tiếp theo của các nhân viên giao nhận là lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Đây là giai đoạn di chuyển của các nhân viên giao nhận bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô,... Vì vậy, bạn phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Cụ thể, nhân viên giao nhận sẽ nhận trách nhiệm vận chuyển các đơn hàng đến đúng địa chỉ của người nhận sau đó nhận tiền thanh toán. Trong trường hợp khách hàng chưa nhận được hàng vì một vài lý do nào đó thì bên vận chuyển - chính xác là các nhân viên giao nhận sẽ có trách nhiệm chở hàng về kho và thực hiện quá trình lưu kho cho các ca sau.

2.5 Giao hàng cho người nhận

Sau khi xác nhận đúng số lượng hàng hóa cần vận chuyển, nhiệm vụ của nhân viên giao nhận hàng là di chuyển đến địa điểm khách hàng yêu cầu. Đầu tiên nhân viên phải gọi điện cho khách hàng trước khi giao hàng. Nếu khách hàng báo có mặt và có thể nhận hàng thì bạn sẽ di chuyển đến địa điểm đó.

Ngoài ra, nếu bạn không thể thực hiện cuộc gọi hoặc nếu khách hàng yêu cầu thay đổi ngày, giờ nhận hàng thì hãy bỏ qua đơn hàng đó và giao hàng cho khách hàng tiếp theo.


Khách hàng sau khi nhận được hàng sẽ xác nhận giao hàng thành công

2.6 Thông tin lại cho các bộ phận liên quan

Đối với các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhân viên giao hàng phải tuân theo quy trình mà công ty định sẵn để đảm bảo quản lý công việc một cách tối ưu. Do đó, khi đơn hàng đến tay người nhận, mỗi nhân viên chuyển phát có nhiệm vụ nhấn xác nhận giao hàng trong ứng dụng hệ thống của công ty hoặc báo cáo tình trạng của từng đơn hàng đã giao cho bộ phận liên quan.

Ngoài ra, người vận chuyển hàng hóa phải tự chịu trách nhiệm về đơn hàng từ khi nhận hàng đến khi giao hàng cho người nhận. Nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát, bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm bồi thường (trừ trường hợp bất khả kháng). Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của sếp, nhân viên giao hàng còn có thể đảm nhận các công việc khác như sắp xếp sản phẩm, khuân vác, làm giấy tờ,...

>>> Xem thêm: Nhân viên thủ kho: Tìm hiểu các thông tin cần thiết có liên quan

2.7 Lập sổ giao nhận

Nhiệm vụ cuối ngày của nhân viên vận chuyển hàng hóa là xác nhận các khoản thu đã nhận từ khách hàng và cập nhật vào sổ giao hàng, bao gồm các thông tin về sản phẩm như ngày giao hàng, loại sản phẩm, địa điểm nhận hàng, thời gian giao hàng, chữ ký,.. Điều này sẽ hỗ trợ bạn tự đánh giá xem công việc đã hoàn thành chưa và cấp trên có thể sử dụng dữ liệu này để đánh giá hiệu quả công việc của bạn.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên giao nhận hàng

3.1 Trách nhiệm

- Trách nhiệm chính của người giao nhận hàng hóa là nhận hàng và danh sách giao hàng từ nhân viên kho hàng/điều phối viên kho hàng. Sau đó chuẩn bị hàng hóa để giao và đóng gói hàng hóa trước khi giao.
- Giao hàng theo lộ trình có sẵn, hỗ trợ tài xế quản lý hàng hóa trên xe; vào cuối ngày sẽ kiểm tra số lượng hàng hóa với nhân viên bán hàng.
- Báo cáo các vấn đề tồn đọng trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
- Kiểm tra hàng hóa, chứng từ, số lượng, địa điểm giao/nhận, thời gian, người nhận, ghi sau đó ký xác nhận vào sổ giao nhận.
- Liên hệ với người bán ngay sau khi giao hàng hoàn tất hoặc nếu có vấn đề với đơn hàng.


Giao nhận hàng hóa là công việc yêu cầu tinh thần trách nhiệm rất lớn

3.2 Quyền hạn

- Từ chối giao hàng hóa hoặc tài liệu không phù hợp với quy định của công ty.
- Đề xuất nhiều phương pháp và cách thức làm việc khác nhau để cải thiện hiệu quả công việc.
- Đôi lúc bạn sẽ phải ứng tiền hàng trước (nếu người gửi yêu cầu).
- Nhân viên giao hàng luôn phải kiểm tra kỹ hàng trước khi giao.
- Điều chỉnh thời gian giao hàng cho từng đơn hàng sao cho hợp lý.

4. Những kỹ năng cần có đối với nhân viên giao nhận hàng

4.1 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp hết sức cần thiết trong bất kỳ công việc hay vị trí nào. Nếu khách hủy đơn hàng hoặc có thắc mắc về dịch vụ, người giao hàng phải bình tĩnh trò chuyện với khách và giải đáp thắc mắc. Nhân viên giao hàng cần nói năng lịch sự và từ tốn, vì khách hàng có thể không hài lòng và phản hồi xấu về dịch vụ nếu bạn thiếu lịch sự hoặc thô lỗ.

4.2 Biết sắp xếp lộ trình

Kỹ năng tiếp theo là sắp xếp lộ trình giao hàng. Nhân viên giao hàng cần cung cấp lộ trình cụ thể cho từng địa điểm trước khi khởi hành để giảm thời gian di chuyển và chi phí nhiên liệu. Không chỉ vậy, người vận chuyển cần khảo sát xem tuyến đường nào thuận tiện, ít đông đúc và địa điểm nào gần hơn trước khi giao hàng.

4.3 Kỹ năng kiểm tra hàng hóa

Đây là một kỹ năng quan trọng mà người làm giao nhận hàng hóa cần phải có. Kể từ thời điểm bạn nhận được món hàng từ người bán gửi, bạn cần duy trì tình trạng đơn hàng nguyên vẹn khi đến tay người nhận. Ngay cả khi bạn giao sản phẩm cho khách hàng, nếu sản phẩm bị biến dạng, móp méo thì khách sẽ không hài lòng, có thể từ chối nhận hàng. Bạn kiểm tra hàng hóa càng kỹ lưỡng trong quá trình giao nhận thì khả năng giao hàng thành công sẽ càng cao.


Kiểm tra kỹ hàng hóa sẽ giảm khả năng đơn hàng bị hư hại khi vận chuyển

4.4 Kỹ năng tìm đường

Là một người giao nhận hàng hóa, việc am hiểu tất cả các con đường trong thành phố, thậm chí là khu vực lân cận là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng Google Maps để tìm kiếm tuyến đường, tuy nhiên có nhiều tuyến đường thường xuyên ùn tắc khiến mất thời gian.

Nắm rõ mọi ngóc ngách và biết cách “dò đường” có thể giúp các nhân viên vận chuyển thoát khỏi tình trạng kẹt xe và tắc nghẽn, hay đơn giản là có thể đi được đường tắt. Kỹ năng tìm đường tốt có thể giúp nhân viên giao hàng giảm thời gian di chuyển giữa các điểm.

4.5 Kỹ năng lái xe

Nhìn chung, nhân viên giao nhận là một công việc nguy hiểm, vất vả và khó khăn. Khi đối mặt với các vấn đề như tắc đường, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi, và các tình huống bất ngờ trong di chuyển sẽ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những điều trên hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn có kỹ năng lái xe tốt, hiểu biết đầy đủ về luật lệ giao thông, luôn tỉnh táo, sáng suốt và bình tĩnh trong mọi tình huống.


Là nhân viên giao nhận, kỹ năng lái xe tốt là bắt buộc

5. Điều kiện ứng tuyển nhân viên giao nhận hàng

Đối với công việc vận chuyển hàng hóa, điều kiện tuyển dụng sẽ không quá khắt khe nhưng ứng viên vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Trình độ chuyên môn: Người vận chuyển hàng hóa phải có bằng tốt nghiệp trung học, tức trình độ văn hóa đạt 12/12.
- Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp tốt luôn là lợi thế cho bất kỳ công việc nào. Tính chất công việc thường xuyên phải kiểm tra, ghi nhận hàng hóa nên ứng viên cần có chữ viết sạch, đẹp và rõ ràng.

Ngoài ra bạn cũng cần có bằng lái xe máy (ở một số công ty sẽ yêu cầu nhân viên có thêm bằng lái xe tải, xe phân khối lớn,...).

- Kinh nghiệm: Ít nhất một năm làm nhân viên vận chuyển hàng hóa (đối với các công ty lớn)
- Phẩm chất: Nhanh nhẹn, cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong công việc, có sức khỏe

Việc hiểu rõ bản tính chất công việc của nhân viên vận chuyển hàng hóa sẽ giúp quá trình tìm việc và ứng tuyển của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài những thông tin đã chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo thêm tại trang CareerViet để xem mô tả công việc nhân viên giao nhận hàng hoá của từng doanh nghiệp đang tuyển dụng.

6. Thu nhập của nhân viên giao nhận hàng

Lương nhân viên giao nhận hàng được đánh giá ở mức trung bình cao. Vì đây là công việc đòi hỏi sự siêng năng và tận tâm, do đó, số tiền kiếm được sẽ tỉ lệ thuận với độ nỗ lực của bạn. Tuy nhiên, mức lương này không cố định đối với tất cả các cá nhân làm công việc vận chuyển hàng hóa.

Nhân viên giao nhận làm việc chăm chỉ và đáp ứng KPIs, được khách hàng phản hồi tốt sẽ nhận được mức lương cao hơn trong khoảng 7- 20 triệu mỗi tháng.

Thu nhập trung bình của nhân viên giao nhận
Thu nhập trung bình của nhân viên giao nhận

 

7. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên giao nhận hàng hiện nay

Sự phát triển của công nghệ đã mở rộng nhiều ngành nghề, một trong số đó là vận chuyển hàng hóa. Cách đây nhiều năm, chúng ta rất khó mua đồ từ xa, phải tốn rất nhiều công sức mới có thể nhận được hàng. Tuy nhiên, từ khi dịch vụ đặt hàng qua bưu điện ra đời, việc đặt hàng và nhận hàng mọi lúc, mọi nơi đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngày nay, vận tải hàng hóa là một nghề phổ biến, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông. Bởi đây là một nghề phát triển rất nhanh, thu hút lực lượng lao động lớn và không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay kinh nghiệm. Trên thị trường hiện nay, dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực và mở ra nhiều cơ hội cho ứng viên muốn làm nhân viên giao nhận hàng. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa ra đời, mang đến cho người lao động vô số cơ hội việc làm.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm nhân viên giao nhận hàng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo danh sách doanh nghiệp tuyển nhân viên giao nhận hàng trên CareerViet . Tại đây bạn có thể tìm thấy yêu cầu tuyển dụng và bản mô tả  công việc chi tiết để có thể chuẩn bị kỹ hàng trang trước khi ứng tuyển.

Bài viết trên đây CareerViet đã chia sẻ cho bạn công việc của một nhân viên giao nhận hàng cũng như những kỹ năng và kinh nghiệm cần có. Hy vọng CareerViet đã giúp bạn hiểu hơn về công việc tuy khó khăn nhưng cũng rất thú vị này!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
The Face Shop tuyển dụng | Tuyển dụng HD Saison | Nha khoa Kim tuyển dụng

Source: CareerViet

Similar posts "Wiki Career"

Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
CFA là gì? Lộ trình học và chi phí thi chứng chỉ CFA chi tiết
Tìm hiểu về chứng chỉ CFA - định nghĩa, giá trị, chi phí và cơ hội nghề nghiệp. Cùng lộ trình học CFA để đạt được mục tiêu trong ngành tài chính
Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập
Tìm hiểu ngành công nghệ thực phẩm là gì, những kỹ năng cần thiết, cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn trong ngành. Liệu đây có phải con đường phù hợp với bạn?
Engineering là gì? Tìm hiểu ngành kỹ thuật và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu "engineering là gì," các loại hình kỹ thuật, vai trò của kỹ sư và cơ hội nghề nghiệp. Cùng CareerViet khám phá kỹ năng và kiến thức cần thiết của ngành
Ngành tiếp viên hàng không - Điều kiện tuyển dụng và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu tất cả thông tin về ngành tiếp viên hàng không: điều kiện tuyển dụng, kỹ năng cần thiết, chế độ đãi ngộ và lộ trình sự nghiệp. Xem ngay!
CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback