Tổng quan về ngành dầu khí tại Việt Nam
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị của ngành, bắt đầu từ giai đoạn thượng nguồn (tìm kiếm và khai thác) cho đến giai đoạn hạ nguồn (chế biến và phân phối). Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí ở Việt Nam thể hiện tính liên kết mạch lạc giữa các khâu, tạo nên một chuỗi giá trị toàn diện cho ngành. Các doanh nghiệp không chỉ chuyên môn hóa hoạt động mà hỗ trợ nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành dầu khí Việt Nam. Khâu khai thác đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành, đồng thời cũng là yếu tố quyết định cho sự gia tăng công việc và cung ứng nguồn nguyên liệu dầu thô và khí đốt đến các doanh nghiệp chế biến và phân phối.
Nhờ vào mô hình hoạt động này mà ngành dầu khí Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng về tài nguyên dầu. Theo dữ liệu trong báo cáo triển vọng 6 tháng năm 2023 của VCBS, sản lượng khai thác dầu thô tháng 5/2023 đạt 0,92 triệu tấn (vượt 15,6% so với số dự kiến trong kế hoạch tháng). Sản lượng dầu khí khai thác vào tháng 5/2023 là 0,73 tỷ m3 (vượt 24,5% kế hoạch, tăng 78,5% so với cùng kỳ).
Một số vị trí việc làm trong ngành dầu khí
Ngành dầu khí cung cấp một loạt các vị trí việc làm với nhiều mức độ kỹ năng và trình độ học vấn khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí việc làm phổ biến trong ngành dầu khí:
- Kỹ sư dầu khí: Kỹ sư dầu khí thường tham gia vào quá trình thăm dò, thiết kế và quản lý các hoạt động khai thác dầu và khí đốt. Họ phải đảm bảo quá trình khai thác diễn ra an toàn và đạt hiệu hiệu suất cao một cách bền vững.
- Chuyên viên kỹ thuật hóa dầu: Chuyên viên kỹ thuật hóa dầu tham gia vào quá trình chế biến dầu thô thành các sản phẩm dầu hoàn thiện như xăng, dầu diesel và nhiên liệu khí đốt.
- Kỹ sư hóa học: Họ tham gia vào việc xây dựng quy trình chế tạo dầu hoặc các thiết bị liên quan. Nghề này đòi hỏi bạn cần phải có trình độ chuyên môn cao về hóa học.
- Thợ khoan dầu và khí đốt: Thợ khoan làm việc trực tiếp trên các tàu khoan hoặc nền biển để khoan và khai thác dầu khí. Đây là công việc đòi hỏi sự chịu khó và phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
- Nhân viên kỹ thuật máy móc: Công việc này giữ vai trò sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, máy móc để đảm bảo rằng các quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và an toàn.
- Chuyên viên tài chính và quản lý dự án: Ngành dầu khí cũng cần các chuyên gia về tài chính và quản lý dự án để quản lý nguồn vốn và dự án liên quan đến việc thám hiểm, khoan và khai thác dầu khí.
- Kỹ sư địa chất: Các nhà địa chất có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc vật lý mỏ và xác định vị trí giếng khoan để khai thác.
- Quản lý giàn khoan: Vị trí này có nhiệm vụ giám sát các thợ khoan, phân công, sắp xếp các nhiệm vụ hợp lý để quy trình khai thác được diễn ra thuận lợi.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm dầu khí
Hiện tại và trong khoảng thời gian 5-10 năm tới, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành này đang trên đà tăng cao. Nguyên nhân là hoạt động khai thác dầu tại Việt Nam đang mở rộng đáng kể, cho nên cơ hội việc làm trong ngành là rất lớn và thu nhập của các công việc liên quan được đánh giá cao hơn so với các ngành khác trong cùng lĩnh vực. Song song với điều này thì ngành cũng đang đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, để thành công trong lĩnh vực này, cần có kiến thức chuyên môn tốt và đam mê thực sự đối với ngành dầu khí.
Cơ hội phát triển của các vị trí công việc trong ngành dầu khí
Cơ hội phát triển trong các vị trí công việc trong ngành dầu khí rất hấp dẫn, tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của cá nhân. Dưới đây là một số điểm nổi bật về cơ hội phát triển trong ngành dầu khí:
- Thăng tiến nghề nghiệp: Ngành dầu khí cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến, từ việc bắt đầu ở vị trí cơ bản đến trở thành nhà quản lý, chuyên gia hoặc lãnh đạo dự án. Các kỹ sư và chuyên viên có thể phát triển sự nghiệp lên mức độ cao hơn thành chuyên gia hoặc các nhà khoa học.
- Trở thành công dân toàn cầu: Một số công ty dầu khí tham gia vào các dự án quốc tế, điều này là cơ hội để bạn tiếp cận cách làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được thể hiện trình độ và khả năng của mình với bạn bè quốc tế.
- Được đào tạo và phát triển liên tục: Ngành dầu khí thường đầu tư vào đào tạo và phát triển liên tục cho nhân viên, giúp họ nắm bắt các công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến. Điều này giúp bạn luôn cập nhật kiến thức cho bản thân để giỏi và xuất chúng hơn.
- Cơ hội kinh doanh rộng mở: Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành dầu khí có thể tận dụng kiến thức và mối quan hệ để khởi nghiệp hoặc tham gia vào các dự án kinh doanh liên quan đến ngành năng lượng.
Mức lương trung bình của các vị trí việc làm dầu khí
Dưới đây là bản tổng hợp mức lương trung bình của các vị trí ngành dầu khí được tổng hợp bởi VietnamSalary. Mức thực tế sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bạn.
Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm dầu khí
Những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên ngành dầu khí có thể thay đổi tùy theo vị trí công việc cụ thể, dự án và đặc điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu chung thường được áp dụng cho các ứng viên trong ngành dầu khí:
- Trình độ học vấn: Đa số vị trí trong ngành dầu khí yêu cầu ít nhất bằng cử nhân (bachelor's degree) hoặc cao hơn trong các lĩnh vực liên quan như Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Hóa học hoặc Kỹ thuật Môi trường.
- Kinh nghiệm: Nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành dầu khí, đặc biệt là trong các lĩnh vực như khai thác, sản xuất, thiết kế hoặc quản lý dự án dầu khí.
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức đủ sâu về ngành dầu khí và các quy trình liên quan. Kỹ năng sử dụng các công cụ, thiết bị dầu khí, phân tích dữ liệu và quản lý dự án cũng rất quan trọng.
- Hiểu các quy tắc về An toàn và môi trường: Ngành dầu khí luôn đặc biệt quan trọng về an toàn và bảo vệ môi trường, vì vậy ứng viên cần hiểu và tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành.
- Ngoại ngữ: Kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thường là một lợi thế lớn, vì ngành dầu khí thường phải giao tiếp với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần có vốn tiếng anh chuyên ngành dầu khí tốt để xử lý các thành phần trong dầu khí.
- Sức khỏe tốt: Ngành dầu khí thường đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe tốt để làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, trên biển hoặc ngoài trời và có thể phải di chuyển đến các vùng xa xôi.
- Sẵn sàng học hỏi: Ngành dầu khí luôn phát triển và thay đổi, vì vậy ứng viên cần sẵn sàng học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục để bắt kịp thời đại.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về đặc điểm, nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu trong việc làm dầu khí. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí ở ngành này, hãy chuẩn bị kỹ càng các nền tảng và kiến thức và kỹ năng để tìm được công việc ưng ý. Đừng quên theo dõi trang tìm việc làm uy tín CareerViet để ứng tuyển những công việc xịn sò nhé.