Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 17,063
Phỏng vấn ứng viên để tìm ra người phù hợp là một công việc khó khăn, đặc biệt khi có nhiều người thể hiện khả năng trong cuộc phỏng vấn tốt hơn rất nhiều so với thực tế họ làm được. Để thu thập được thông tin cốt lõi cần biết về ứng viên, hãy thử sử dụng một kỹ thuật phỏng vấn đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả được chia sẻ bởi John Younger, CEO của Accolo, nhà cung cấp giải pháp tuyển dụng.
Kỹ thuật đó cụ thể như sau: Xem xét quá trình làm việc của ứng viên, bắt đầu từ công việc có thời gian xa nhất, sau đó chuyển sang những công việc tiếp theo. Phỏng vấn từng công việc một. Hãy cố gắng lướt nhanh và đừng hỏi quá chi tiết, cũng chưa cần hỏi những câu bên lề.
Đối vời từng công việc, hãy lặp lại với cùng ba câu hỏi sau:
1. Bạn tìm thấy công việc bằng cách nào?
2. Bạn thích điều gì ở công việc này trước khi bắt đầu?
3. Vì sao bạn rời bỏ công việc đó?
Younger cho biết: “Thật ngạc nhiên là chỉ trong vòng vài phút, bạn sẽ luôn phát hiện được vài điều về ứng viên, tích cực lẫn tiêu cực, mà nếu dùng cách khác thì bạn sẽ rất khó biết được.”
Và đây là lý do vì sao:
Bạn tìm thấy công việc này bằng cách nào?
Mục “Việc làm” trên báo, thông báo tuyển dụng trực tuyến, hội chợ việc làm, sự kiện nghề nghiệp – hầu hết mọi người tìm thấy công việc đầu tiên của họ theo cách này, vậy đây không phải là điều đáng lo ngại.
Nhưng nếu một ứng viên cứ tiếp tục sử dụng những phương thức này để tìm kiếm thành công những công việc khác nữa thì có lẽ họ chưa tìm ra cái họ thích làm, nơi họ muốn tham gia. Họ chỉ đang liên tục tìm việc, bất kỳ công việc nào, chứ không phải một công việc cụ thể. Có khả năng người này chưa thực sự hào hứng mong làm việc cho bạn mà chỉ đơn thuần muốn một nơi để “đi về”. Bây giờ công ty bạn đủ với họ, nhưng bạn sẽ làm gì khi họ lại tìm được công việc mới và quyết định bỏ bạn ra đi?
Younger cho biết thêm: “Hơn nữa, khi một người đã làm đến công việc thứ ba, tư hay thậm chí năm mà chưa từng được mời về phụ trách bất cứ công việc mới nào bởi sếp cũ hay những người từng công tác chung thì đây có thể là một dấu hiệu. Nó cho thấy họ không xây dựng được các mối quan hệ tốt, họ không nhận được sự tín nhiệm cao cũng như không có đủ khả năng để khiến người khác cố gắng kéo vào tổ chức.” Nói một cách khác, ứng viên thường được người quen kéo về làm chung là một thông tin tham khảo tuyệt vời, chỉ khác là không có thư giới thiệu.
Trước khi bắt đầu, bạn thích điều gì ở công việc này?
Đến một lúc nào đó, người được phỏng vấn sẽ mô tả rằng họ chọn một công việc cụ thể vì nhiều lý do khác hơn là những câu chung chung thường thấy như “cơ hội tốt”, “cơ hội để học hỏi thêm về lĩnh vực chuyên môn” hoặc là “bước tiếp theo trong sự nghiệp của tôi”.
Một nhân viên giỏi không làm việc siêng năng để có được một chức danh to hay tiền lương khủng. Họ chăm chỉ vì đánh giá cao môi trường làm việc và thật sự tận hưởng những giá trị mình tạo ra trong quá trình làm việc. Chức danh và lương bổng chỉ là phần thêm vào cho toàn bộ những điều gặt hái được. Điều đó có nghĩa rằng họ nhận thức đâu là môi trường thích hợp để phát triển bản thân, loại công việc nào có thể thúc đẩy và thử thách họ. Không dừng lại ở việc mô tả, người nhân viên này còn tích cực tìm kiếm công việc đó.
Vì sao bạn rời bỏ công việc đó?
Đôi lúc người ta rời đi để có một cơ hội tốt hơn, đôi lúc vì được đề nghị mức lương cao hơn. Tuy nhiên, lý do thường gặp nhất là do công ty đặt yêu cầu quá cao hoặc người nhân viên cảm thấy mình không còn chung tiếng nói với sếp hoặc đồng nghiệp nữa.
Trong trường hợp này, đừng vội vàng phán xét. Hãy cố gắng chống lại ý muốn hỏi han chi tiết và biết tường tận mọi điều. Cần theo sát chủ đề và giữ nhịp độ cho ba câu hỏi của chúng ta. Điều này giúp các ứng viên tự nhiên hơn mà chia sẻ cởi mở, thẳng thắn. Cứ tiếp tục như vậy, nhiều ứng viên có thể sẽ tiết lộ cho bạn về những bất đồng với người quản lý hoặc các đồng nghiệp khác, những vấn đề mà với cách thức khác sẽ khó được nói ra. Younger chia sẻ: “Đây là cách nhanh chóng để nắm được trái tim của ứng viên, tìm hiểu được tinh thần đồng đội và trách nhiệm của họ. Một số người ít khi chịu nhận lấy trách nhiệm và luôn xem mọi vấn đề xảy ra là của người khác. Họ luôn nhìn thấy những khó khăn cũng như các trục trặc của người khác. Một số khác lại liên tục có rắc rối với sếp của họ - có nghĩa rằng nhiều khả năng họ cũng sẽ có vấn đề với bạn.”
Một câu hỏi thêm chỉ dành cho bạn – nhà tuyển dụng: Bạn đã từng tuyển bao nhiêu nhân viên rồi và bạn tìm thấy họ ở đâu?
Giả sử trường hợp bạn phỏng vấn ứng viên cho vị trí lãnh đạo. Bạn có muốn biết cảm giác của người báo cáo trực tiếp công việc cho họ không? Đừng chỉ quan sát những ứng viên được người trong công ty giới thiệu mà hãy quan sát cả những người đã ứng cử nhân viên với bạn. Theo Younger: “Nhân viên giỏi sẽ luôn tìm cách để được làm việc cùng những người quản lý tài ba. Nếu bạn nghiêm khắc nhưng công bằng và đối xử tốt với mọi người thì họ sẽ từ bỏ con đường riêng của họ, nỗ lực hết sức để đi cùng bạn. Thực tế, người nhân viên thay đổi công việc chỉ để tìm được người chủ có tài năng lãnh đạo và có thể tạo cho họ mục tiêu để phấn đấu.”
Nguồn : Lược dịch từ Inc.
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn