Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 5,777
Ông Lê Văn Thành công tác tại Công ty thương mại (khi đó là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) từ tháng 6/1998 đến tháng 8/2011. Ông trúng kỳ thi tuyển công chức, công tác tại Chi cục Quản lý thị trường của 1 tỉnh (nay là Cục Quản lý thị trường) từ tháng 9/2011 đến nay.
Vừa qua, ông Thành xin nghỉ phép năm 2019, cơ quan tính ngày nghỉ cho ông như sau: Chế độ: 12 ngày; thâm niên công tác từ 2011: 1 ngày. Ông Thành hỏi, việc tính ngày nghỉ phép cho ông như vậy có đúng không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Lê Văn Thành như sau:
Điều 13 Luật Cán bộ, Công chức quy định, cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 111 Bộ luật Lao động, đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động bằng 12 ngày làm việc.
Điều 112 Luật này quy định, ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau: Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.
Căn cứ quy định nêu trên, người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động, với công việc trong điều kiện bình thường, thì số ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép) tăng thêm theo thâm niên như sau:
Mỗi một năm trong khoảng thời gian 5 năm, tính từ năm thứ nhất đến hết năm thứ năm, người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép 12 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
Mỗi một năm trong khoảng thời gian 5 năm, tính từ năm thứ sáu đến hết năm thứ mười, người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép 13 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
Trường hợp ông Lê Văn Thành, được tuyển dụng vào công chức Chi cục Quản lý thị trường từ tháng 9/2011, cho đến thời điểm này (tháng 6/2019), ông Thành đã có 7 năm 9 tháng (năm thứ tám) làm việc cho một người sử dụng lao động là Cục Quản lý thị trường.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, Công chức; Điểm a, Khoản 1, Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động, năm 2019 ông Thành được nghỉ phép 13 ngày làm việc hưởng nguyên lương (trong đó 12 ngày nghỉ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 111 cộng với 1 ngày nghỉ tăng thêm sau mỗi 5 năm làm việc theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động).
Hiện nay không còn tồn tại khái niệm “Người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước (gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước…) có chung một người sử dụng lao động là Nhà nước”.
Công ty Thương mại (thời điểm 2011 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) và Chi cục Quản lý thị trường (nay là Cục Quản lý thị trường) là 2 pháp nhân khác nhau, không cùng một người sử dụng lao động, nên thời gian làm việc của ông Thành tại Công ty Thương mại từ tháng 6/1998 đến tháng 8/2011 không được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động hiện nay để tính ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).
Ông Lê Văn Thành được Cục Quản lý thị trường tính và bố trí ngày nghỉ phép năm 2019 bằng 13 ngày làm việc, hưởng nguyên lương là đúng quy định.
Nguồn : Theo dantri.com.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn