Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Lượt xem: 5,207
Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động nước ngoài hiện nay như thế nào. Đề nghị cho biết các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động nước ngoài?
Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) xin được trả lời như sau:
1. Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động nước ngoài bao gồm:
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2013;
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Nghị định số 88/2015/NĐ-CPngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
2. Tại Khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 88/2015/NĐ-CPngày 07 tháng 10 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 22của Nghị định số 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
- Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
+ Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
+ Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
+ Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm như người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn.
Nguồn : Theo baodansinh.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn