Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Xử phạt khi không trả tiền bảo hiểm vào lương?

Lượt xem: 5,578

Hành vi người sử dụng lao động không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN cho người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã được quy định là hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri TP Hồ Chí Minh đề nghị ban hành quy định bổ sung nội dung xử phạt đối với người sử dụng lao động không trả BHXH vào lương cho đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; các biện pháp cưỡng chế khả thi để Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành cưỡng chế số tiền phạt, số tiền buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp chế tài, cưỡng chế cụ thể trong những trường hợp đối tượng không chấp hành các quyết định, kết luận của cơ quan thanh tra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị xâm phạm. Bởi, theo quy định Bộ Luật Dân sự khi đã được các cơ quan Nhà nước giải quyết thì Tòa án nhân dân không thụ lý đơn.

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri TP Hồ Chí Minh như sau:

Hành vi người sử dụng lao động không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN cho người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã được quy định là hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử lý đối tượng thanh tra không chấp hành kết luận thanh tra đã được quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Đối với trường hợp đối tượng thanh tra không chấp hành quyết định thanh tra, hiện nay chưa có quy định chế tài xử lý, do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến cử tri để đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nguồn : Theo dantri.com.vn

Bài viết cùng chuyên mục "Góc chuyên gia"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback