Khám phá cẩm nang nghề nghiệp thú vị của Photographer (phần 1)

05/08/2023 19:34 GMT+7

Photographer là gì? Có những loại Photographer nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng CareerBuilder tìm đáp án cho những câu hỏi này trong bài viết sau đây.

Những điều biết về nghề nhiếp ảnh – Ảnh: Internet

Những điều biết về nghề nhiếp ảnh – Ảnh: Internet

Photographer là ai?

Photographer hay nhiếp ảnh gia dùng để chỉ những người chụp ảnh chuyên nghiệp. Họ là những người kiếm tiền từ việc chụp ảnh, những nhiếp ảnh gia có thể làm việc cố định tại một doanh nghiệp hoặc làm freelance.

Đa phần các nhiếp ảnh gia kiếm tiền từ việc chụp ảnh các sự kiện, ảnh quảng cáo, ảnh cưới, địa điểm du lịch hoặc chụp ảnh cho người nổi tiếng. Phóng viên hay Paparazzi cũng là một dạng của Photographer. Nhiệm vụ của họ là theo dõi để chụp ảnh người nổi tiếng. Những bức ảnh này sẽ được bán cho các cơ quan truyền thông, tòa soạn hoặc cá nhân, tổ chức với mức giá khủng.

Một số ít nhiếp ảnh gia đi theo lối nghệ thuật, họ sẽ chụp những bức ảnh theo giá trị nghệ thuật cao và đem đến các buổi dự thi hoặc triển lãm ảnh.

Nhiếp ảnh gia là những người yêu thích chụp ảnh và kiếm tiền từ những tác phẩm đó – Ảnh: Internet

Nhiếp ảnh gia là những người yêu thích chụp ảnh và kiếm tiền từ những tác phẩm đó – Ảnh: Internet

Phân loại nghề nhiếp ảnh gia

Photographer được phân ra làm nhiều loại tùy theo lĩnh vực hoạt động. Ở thời điểm hiện tại có 4 loại nhiếp ảnh gia phổ biến như sau:

Nhiếp ảnh thương mại

Nhiếp ảnh thương mại là những người làm công tác chụp ảnh trong các chiến dịch marketing, sự kiện của các thương hiệu. Đa phần họ sẽ chụp ảnh sản phẩm, người mẫu, dịch vụ và các ấn phẩm truyền thông của thương hiệu. Thông qua những bức ảnh đó để tác động đến việc bán hàng và nâng cao giá trị của thương hiệu.

Để trở thành một Photographer thương mại thì cần phải có kỹ thuật chụp ảnh tốt, biết cách căn chỉnh bố cục và ánh sáng để làm nổi bật lên chủ thể.

Nhiếp ảnh nghệ thuật

Nhiếp ảnh gia nghệ thuật sẽ làm việc tự do thay vì làm cho một công ty như nhiếp ảnh thương mại. Photographer nghệ thuật sẽ đi nhiều nơi, chụp nhiều thể loại ảnh và đa dạng phong cách. Họ sẽ chụp lại các khoảnh khắc thú vị trong bất cứ không gian, thời gian nào.

Ảnh của nhiếp ảnh gia trường phái nghệ thuật thường sẽ chú trọng đến cảm giác của người xem, sự phóng khoáng hơn là bố trí, sắp xếp để có được một bức ảnh đẹp. Thành phẩm của những Photographer này cũng không được can thiệp xử lý nhiều, giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên và tùy ý.

Nhiếp ảnh nghệ thuật làm việc tự do, không bị gò bó bởi công ty chủ quản – Ảnh: Internet

Nhiếp ảnh nghệ thuật làm việc tự do, không bị gò bó bởi công ty chủ quản – Ảnh: Internet

Nhiếp ảnh truyền thông

Những Photographer hoạt động trong lĩnh vực truyền thông thì nội dung các bức ảnh đa phần là tuyên truyền, quảng bá cho một sự kiện nào đó. Đồng thời, những bức ảnh này còn phản ánh đời sống thực tế thông qua những sự kiện trong đời sống. Yêu cầu về kỹ thuật chụp ảnh trong lĩnh vực truyền thông không quá cao. Đây là lĩnh vực được khá nhiều bạn lựa chọn khi mới vào nghề.

Nhiếp ảnh chân dung

Chỉ nghe qua tên thôi là đã hình dung được công việc cần phải làm rồi đúng không nào? Photographer chân dung sẽ tập trung vào việc khai thác các điểm sáng, bộ phận trên gương mặt để cho ra đời một bức ảnh cận mặt đầy thu hút. Bên cạnh việc chụp ảnh gương mặt thì các nhiếp ảnh gia có thể thêm bối cảnh để bức ảnh thu hút hơn.

Nhiếp ảnh chân dung khám phá những nét đẹp trên gương mặt – Ảnh: Internet

Nhiếp ảnh chân dung khám phá những nét đẹp trên gương mặt – Ảnh: Internet

Mô tả công việc của Photographer

Giai đoạn chuẩn bị trước khi chụp ảnh

Để chụp được những bộ ảnh chất lượng thì Photographer cần phải tiến hành công đoạn chuẩn bị một cách cẩn thận. Sau đây là một số công việc mà nhiếp ảnh gia cần thực hiện trước khi buổi chụp ảnh diễn ra:

Lên ý tưởng, chọn chủ đề chính cho bộ ảnh.

- Chuẩn bị các thiết bị, đạo cụ phục vụ cho buổi chụp ảnh.

- Sắp xếp bố cục của không gian chụp ảnh.

- Sắp xếp công việc cho đội ngũ hỗ trợ chụp ảnh.

Bên cạnh đó, các photographer hoạt động trong lĩnh vực chụp ảnh phim thì sẽ cần chuẩn bị thêm các dụng cụ rửa phim, các phần mềm phục vụ cho việc chỉnh sửa ảnh.

Người chụp ảnh cần chuẩn bị dụng cụ và setup góc chụp phù hợp – Ảnh: Internet

Người chụp ảnh cần chuẩn bị dụng cụ và setup góc chụp phù hợp – Ảnh: Internet

Thực hiện công việc chính: chụp ảnh

Khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị thì Photographer đi vào công việc chính là chụp ảnh. Để chụp được một bức ảnh chất lượng, mang tính nghệ thuật cao thì cần rất nhiều kỹ thuật. Một số kỹ thuật thường được ứng dụng trong quá trình chụp ảnh như zoom hình gần, căn chỉnh góc chụp, hứng sáng,...

Nếu đi theo hướng chụp ảnh nghệ thuật thì các Photographer có thể thực hiện công việc này một mình. Còn đối với nhiếp ảnh gia thương mại hoặc chân dung thì cần phải sử dụng thêm các thiết bị chiếu sáng, nên cần sự hỗ trợ của staff.

Giai đoạn hậu kỳ chụp ảnh

Sau khi chụp ảnh xong thì nhiếp ảnh gia đi vào giai đoạn hậu kỳ để cho ra đời những bức ảnh hoàn chỉnh. Giai đoạn hậu kỳ khá là vất vả khi phải chọn ra được những tấm ảnh phù hợp nhất trong số những gì đã chụp.

Khi chọn được những tấm ảnh ưng ý thì Photographer cần sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Bởi dù cho có căn sáng chuẩn, ứng dụng kỹ thuật chụp thích hợp thì cũng không thể nào cho ra đời những bức ảnh ưng ý.

Chưa dừng lại ở việc chỉnh ảnh, các nhiếp ảnh giá còn cần phải tiến hành rửa ảnh. Đây là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ thuật để cho ra đời một bức ảnh đẹp. Nếu làm không tốt, ảnh thành phẩm có thể bị lệch màu, các chi tiết không sắc nét hoặc bị nhòe.

Khi chụp xong nhiếp ảnh gia cần chỉnh sửa để cho ra bức ảnh tuyệt nhất – Ảnh: Internet

Khi chụp xong nhiếp ảnh gia cần chỉnh sửa để cho ra bức ảnh tuyệt nhất – Ảnh: Internet

(còn tiếp)

Feedback