Nhà lãnh đạo thành công có đặc điểm gì?

02/01/2024 14:19 GMT+7

Nhà lãnh đạo thành công thường tạo được động lực lôi cuốn tập thể làm theo họ. Họ có thể khởi động một cuộc cải tổ khi được yêu cầu và có thể hỗ trợ tốt cho những người dưới quyền cả trong công việc và đời sống.

Bạn có truyền cảm hứng cho nhân viên thể hiện ý tưởng? - Ảnh: Pexels.

Bạn có truyền cảm hứng cho nhân viên thể hiện ý tưởng? - Ảnh: Pexels.

Điểm chung dễ nhận thấy ở họ là cách họ tương tác với mọi người và tiếp cận các mục tiêu công việc hàng ngày và lâu dài. Điều đó tập trung ở một số biểu hiện đặc trưng:

1. Phản hồi và khích lệ người khác

Các nhà lãnh đạo thành công hiểu rằng nhân viên thích nhận được phản hồi và khích lệ. Giao tiếp và phản hồi giúp nhân viên biết cách để làm tốt hơn, cũng như hiểu rằng công việc của họ được chú ý. 

Ngoài ra, cái mà các lãnh đạo nên dành cho nhân viên không chỉ là lời khen ngợi suông, mà là những đánh giá chân thành, có căn cứ. Ví dụ: "Bạn đã hoàn thành dự án đúng thời hạn mà không có bất kỳ sai sót nào. Rất tốt!" - cung cấp các thông tin "có lý" sẽ hiệu quả hơn là chỉ nói "Làm tốt đấy!".

2. Lắng nghe

Đây là điều mà CareerViet đã nhắc đến nhiều lần khi nói về phẩm chất lãnh đạo. "Lắng nghe" để thu nhận thông tin khác với "lắng nghe" để phản ứng. Điều mà nhân viên nói với bạn thường chỉ không phải 10/10 các vấn đề mà họ muốn bộc lộ. Và phần lớn trong số họ thường chỉ nói các vấn đề bức xúc khi đó thực sự đã trở thành vấn đề. Bạn đã lắng nghe họ tốt như thế nào?

3. Làm gương

Dạy và hướng dẫn ai đó sẽ không có hiệu quả bằng việc hành động cho họ thấy. Vì theo các nghiên cứu thực tế, con người phản ứng với tranh và ảnh trực quan hơn là với âm thanh. Ví dụ: Bộ não xử lý thông tin thị giác nhanh hơn 60.000 so với văn bản (nghiên cứu từ Tập đoàn 3M năm 2001).

4. Cởi mở với các sáng kiến

Hãy để ý đến đội ngũ bao quanh những nhà lãnh đạo thành công. Các lãnh đạo tốt biết cách thuê hoặc tạo ra một nhóm các thành viên hỗ trợ họ hiệu quả. Họ cũng hiểu rằng cần môi trường phù hợp cho sự thành công, vì vậy họ cởi mở với ý tưởng sáng tạo và trao quyền để cấp dưới hoàn thành công việc. Từ đó, nhóm "đổi mới" này tiếp tục truyền cảm hứng cho những người khác và tạo ra thành công của cả tập thể.

5. Không so sánh mình với người khác

Mỗi chúng ta đều đi trên con đường của riêng mình và để lại dấu ấn riêng cho thế giới. Các lãnh đạo hiểu rõ điều này và không so sánh bản thân cũng như vị trí sự nghiệp của bản thân với người khác. Quan trọng là họ quyết định làm mọi việc theo cách bạn cảm thấy nên làm để có kết quả tối ưu, dù cho có đi ngược với số đông. Chuyển hóa năng lượng ghen tị, đố kị thành sự nỗ lực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chính là một bí quyết làm nên sự thành đạt bền vững.

Bạn có khiến nhân viên tin theo định hướng của tổ chức?- Ảnh: Pexels.

Bạn có khiến nhân viên tin theo định hướng của tổ chức?- Ảnh: Pexels.

6. Giữ lời và chính trực

Người ta thường nói nhiều người "nói hay hơn làm". Vì vậy là lãnh đạo, nếu đã hứa bạn sẽ làm điều gì thì hãy thực hiện điều đó. Nếu trường hợp bất khả kháng không thể làm như dự định, thì hãy phản hồi bằng sự chính trực. Trung thực và đáng tin cậy là hai đặc điểm khiến lãnh đạo được tôn trọng và trung thành.

7. Chịu trách nhiệm

Càng nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình và chịu trách nhiệm về chúng, bạn càng nhanh đưa ra được giải pháp và chuyển sang hành động tiếp theo.

Ai cũng có thể mắc sai lầm, kể cả lãnh đạo lớn, và nhận trách nhiệm càng sớm càng tốt. Điều đó cho phép chúng ta không mất thời gian và tâm trí cho sự bao biện. Chúng ta có thể sẽ mắc sai lầm một lần nữa, cũng không sao cả, cách chúng ta phản ứng và giải quyết chúng mới quan trọng.

8. Kiên trì và bền bỉ

Để thành công, người tài luôn tiếp tục học hỏi, tiến về phía trước và không bỏ cuộc. Đây là điều khiến một người bình thường có thể trở thành những nhà lãnh đạo năng suất — họ có rất nhiều sự kiên trì và bền bỉ - yếu tố cần thiết để họ đạt được và duy trì thành công.

Bất kể bạn là ai: quản lý một phân xưởng, một diễn giả cho một chương trình cá nhân hoặc lãnh đạo của một công ty, bạn đều có thể ứng dụng những điều trên vào sự nghiệp của mình. Đừng ngại thể hiện những kết quả từ chúng, và cho cấp trên biết nhu cầu để có những cơ hội phát triển tốt hơn nữa. 

Bạn cũng có thể tự tìm kiếm những khóa đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Tình nguyện tham gia thêm các dự án mới dù không được trả lương cũng cho phép bạn thử nghiệm phẩm chất lãnh đạo của mình. Xét cho cùng, không phải ai cũng là lãnh đạo nếu không chủ động một chút.

Feedback