Tìm hiểu về ngành điện tử viễn thông là gì? Ra trường làm gì?

16/06/2024 16:43 GMT+7

Ngành điện tử viễn thông là ngành nghề có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này: học ra làm nghề gì, mức lương và cơ hội việc làm có tốt không? Thông tin chi tiết sẽ được CareerViet chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Ngành điện tử viễn thông và thông tin cần biết (Nguồn: Internet)

Ngành điện tử viễn thông và thông tin cần biết (Nguồn: Internet)

Ngành điện tử viễn thông là gì?

Ngành điện tử viễn thông là gì? Đây là ngành chuyên nghiên cứu, chế tạo các vi mạch điện tử nhằm điều khiển các thiết bị mạng lưới truyền dẫn thông tin nhằm phục vụ giao tiếp. Hiểu đơn giản, ngành này có nhiệm vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, tối tân nhất để tạo ra các thiết bị truyền thông tin.

Điện tử viễn thông đã cho ra đời nhiều sản phẩm như điện thoại, tivi, máy tính… Đồng thời, ngành còn đóng vai trò chủ lực trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc nhằm giúp người dùng trao đổi, truy xuất thông tin và giám sát, điều khiển các thiết bị thông minh nhanh chóng, thuận tiện.

Ngành điện tử viễn thông ra trường làm gì?

Học ngành điện tử viễn thông ra trường làm gì luôn là băn khoăn của bất kỳ ai quan tâm đến ngành học này. Sau khi hoàn thành khóa học, ứng viên có thể đảm nhận các vị trí sau:

Chuyên viên nghiên cứu, phát triển công nghệ, thiết bị điện tử tại các công ty viễn thông;

Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ tại nhà đài, truyền hình hoặc các công ty viễn thông….;

● Chuyên viên đảm nhận vị trí thiết kế, quy hoạch và tối ưu hệ thống mạng làm việc tại công ty viễn thông;

● Chuyên viên đảm nhận vị trí thiết kế truyền dẫn, vận hành và thực hiện bảo trì thường niên tại công ty điện tử, viễn thông.

● Giám đốc, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực điện tử, viễn thông.

Các vị trí công việc cho người học ngành điện tử viễn thông (Nguồn: Internet)

Các vị trí công việc cho người học ngành điện tử viễn thông (Nguồn: Internet)

Mức lương của ngành điện tử viễn thông

Mức lương của ngành điện tử viễn thông phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, yêu cầu chuyên môn, năng lực người lao động… Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lương của ngành này được xem là khá hấp dẫn. Sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng. Mức lương đối với kỹ sư lành nghề dao động từ 11 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với kỹ sư cao cấp, bộ phận quản lý thì mức lương nhận được từ 45 - 50 triệu đồng/tháng.

Những tố chất cần có của người học điện tử viễn thông

Điện tử viễn thông là ngành công nghệ mới, đòi hỏi sư duy logic, khả năng suy luận và áp dụng thực tế tốt. Nếu bạn có đam mê với ngành điện tử viễn thông thì hãy chuẩn bị cho mình những tố chất sau:

● Thông minh năng động

● Khả năng ngoại ngữ tốt

● Kiên trì và nhẫn nại

● Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành điện tử viễn thông

Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa, lĩnh vực điện tử viễn thông đang có tiềm năng phát triển bền vững. Sự phát triển của hàng loạt ông lớn trong lĩnh vực viễn thông như FPT, VNPT, Viettel đã mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông… cũng cần xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông chuyên nghiệp và hiện đại. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thêm nhiều lựa chọn phát triển ngành nghề trong tương lai.

Theo một thống kê gần đây của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho thấy, tương lai ngành điện tử viễn thông ở việc tuyển dụng đang tăng mạnh. Ước tính, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, TP HCM sẽ có khoảng 1.6 vạn người/năm và đang dần tăng lên.

Nhu cầu nhân lực của điện tử viễn thông đang tăng mạnh (Nguồn: Internet)

Nhu cầu nhân lực của điện tử viễn thông đang tăng mạnh (Nguồn: Internet)

Các trường đào tạo ngành điện tử viễn thông

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngành điện tử viễn thông học trường nào, CareerViet sẽ giới thiệu đến bạn những địa chỉ đào tạo lĩnh vực này chất lượng bậc nhất cả nước:

● ĐH Bách khoa HCM;

● ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM;

● ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM;

● ĐH Khoa học Huế;

● ĐH Bách khoa Đà Nẵng;

● ĐH Vinh…

Khi tham gia đào tạo tại các trường Đại học, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông, công nghệ kỹ thuật điện tử, hệ thống phát thanh truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh… Ngoài ra, người học còn được cung cấp kỹ năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp hệ thống… áp dụng trong công nghiệp và đời sống dân dụng.

Trường đào tạo ngành học điện tử viễn thông (Nguồn: Internet)

Trường đào tạo ngành học điện tử viễn thông (Nguồn: Internet)

Các khối xét tuyển ngành điện tử viễn thông

Ngành điện tử viễn thông sẽ được xét duyệt bằng hai phương thức chính là xét điểm học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp. Các tổ hợp môn xét tuyển gồm có:

● A00 - Toán, Vật lý, Hóa học;

● A01 - Toán, Vật lý, Tiếng Anh;

● B00 - Toán, Hóa học, Sinh học;

● C01 - Ngữ văn, Toán, Vật lý;

● C02 - Ngữ văn, Hóa học, Sinh học;

● C04 - Toán, Ngữ văn, Địa lý;

● D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng anh;

● D90- Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng anh.

Cơ hội thăng tiến trong ngành viễn thông

Ngành điện tử viễn thông là ngành khoa học kỹ thuật có đóng góp to lớn vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Hiện nay, ngành này đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, tập trung vào các lĩnh vực như robot tự động hóa, phần mềm phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… Sinh viên sau khi học xong có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp, tổ chức. Đồng thời phát huy hết khả năng để phát triển và thăng cấp lên quản lý, giám đốc kỹ thuật.

Cơ hội thăng tiến trong ngành viễn thông (Nguồn: Internet)

Cơ hội thăng tiến trong ngành viễn thông (Nguồn: Internet)

Trên đây là thông tin về ngành điện tử viễn thông mà CareerViet muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ hiểu hơn về triển vọng nghề nghiệp và có lựa chọn phù hợp trong tương lai nhé! Chúc bạn thành công!

Feedback