Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Views: 8,381
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Marketing, Godin là một trong những diễn giả và blogger nổi bật – những thông tin chia sẻ và lời khuyên của ông trong ngành marketing đều áp dụng được vào lĩnh vực tuyển dụng. Trên thực tế, công tác tuyển dụng phần lớn đều là hoạt động marketing của doanh nghiệp. Trong khi các chuyên gia tiếp thị phải thu hút khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu thì bộ phận nhân sự phải thu hút ứng viên và tăng cường thương hiệu nhà tuyển dụng.
Nguồn: Internet
Vì những điểm tương đồng này, các nhà tuyển dụng có thể học hỏi được rất nhiều điều từ các chuyên gia tiếp thị cho quá trình tuyển dụng. Dưới đây là những lời khuyên từ Godin mà CareerBuilder nghĩ rằng có thể rất hữu ích cho công tác tuyển dụng của công ty bạn.
“Thay đổi là việc phải làm càng sớm càng tốt. Bạn chỉ thất bại khi bạn hành động quá trễ.”
Nhờ vào mạng xã hội và những phần mềm công nghệ mới nhất ứng dụng vào lĩnh vực tuyển dụng, hiện nay bạn sẽ có rất nhiều cách thức để quảng bá về công ty của mình. Tất nhiên việc tận dụng những công nghệ mới này có nghĩa là công ty bạn phải luôn luôn thích ứng và thay đổi để bắt kịp xu hướng tuyển dụng mới nhất. Trong môi trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay, nếu chỉ áp dụng những cách thức cũ thì rất khó đạt được kết quả mong muốn. Các nhà tuyển dụng luôn phải bước ra khỏi vùng an toàn và tự hỏi chính bản thân mình “chúng ta có thể làm điều gì khác biệt?” và sẵn sàng trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Hãy luôn nhớ rằng các đối thủ cạnh tranh của bạn đều nắm bắt cơ hội và tận dụng công nghệ để thu hút được nhiều nhân tài.
“Công việc tiếp thị là việc nói cho khách hàng nghe về giá trị của bạn và làm thế nào phù hợp với nhu cầu của họ để họ sẵn sàng mua sản phẩm của bạn”
Định vị thương hiệu của bạn đối với ứng viên là gì? Bạn có thể hiện rõ ràng thông điệp này đến ứng viên hay không? Mặc dù bạn không yêu cầu ứng viên mua sản phẩm của mình nhưng trong trường hợp này bạn đang yêu cầu họ đầu tư chính bản thân họ vào công ty bạn. Vì vậy, bạn có thể cho họ được những quyền lợi gì khi làm việc tại công ty bạn? Bạn càng trao đổi rõ ràng với ứng viên - thông qua mạng xã hội, mạng tuyển dụng nội bộ và các trang tìm việc - thì ứng viên sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin và quan tâm đến công ty bạn nhiều hơn.
Nguồn: Internet
“Khi thương hiệu quan tâm đến người tiêu dùng thì việc yêu thích thương hiệu đó sẽ dễ dàng hơn”
Dịch vụ khách hàng tốt là lợi thế cạnh tranh tốt nhất. Khách hàng không chỉ quan tâm đến những thương hiệu đối đãi với họ chân thành mà còn chia sẻ những trải nghiệm sản phẩm với bạn bè và người thân của họ. Do đó, nếu ứng viên có một trải nghiệm tích cực đối với công ty bạn trong quá trình tuyển dụng thì khả năng tiếp tục nộp hồ sơ xin việc, trở thành đối tác của công ty và chia sẻ với các ứng viên khác về những trải nghiệm này. Nói đơn giản là: khi bạn đối đãi với ứng viên tốt thì họ sẽ có thiện cảm để hợp tác với công ty bạn hoặc có thể vẫn tiếp tục mong muốn trở thành nhân viên của công ty bạn sau này.
“Công ty bạn luôn phải tìm được khách hàng mới, ngoài ra còn phải thường xuyên chia sẻ nhiều thông tin thú vị và kết nối với những khách hàng muốn gắn bó với công ty bạn.”
Hãy thẳng thắn với ứng viên về công ty và văn hóa công ty. Hãy khảo sát ý kiến của nhân viên, ứng viên và những đối tác quan trọng để xác định giá trị thương hiệu của công ty bạn trong quá trình tuyển dụng. Bạn không bao giờ được tự suy đoán về công ty và văn hóa công ty của mình. Chỉ khi bạn chia sẻ một cách thẳng thắn với ứng viên thì bạn mới có thể tìm được những ứng viên phù hợp với công ty bạn và có thể gắn bó lâu dài với công ty.
“Tạo ra giá trị thông qua việc tương tác thì quan trọng hơn nhiều so với việc giải quyết vấn đề của khách hàng trong thời gian nhanh nhất”
Việc tuyển dụng không phải lúc nào cũng chỉ là việc tìm thật nhiều hồ sơ ứng viên, mà phải là quá trình xây dựng mối quan hệ với ứng viên tiềm năng. Nếu có những ứng viên giỏi nộp hồ sơ trực tiếp trên trang web công ty bạn thì điều đó rất tuyệt vời. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều ứng viên quan tâm đến việc ứng tuyển vào công ty bạn nhưng hiện tại chưa đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng. Những ứng viên này là nguồn nhân lực tiềm tàng cho công ty mà bạn cần phải giữ mối liên hệ để phục vụ cho công tác tuyển dụng sau này. Bạn có thể bắt đầu bằng việc mời những ứng viên này tham gia vào mạng lưới nhân tài của công ty bạn để có thể tiếp tục tương tác với công ty trong tương lai. Tạo ra trải nghiệm ứng viên tích cực để họ sẽ muốn nộp đơn ứng tuyển sau này và đồng thời cũng chia sẻ thông tin với các ứng viên tiềm năng khác. Từ đó, bạn có thể nâng cao hình ảnh công ty trong mắt ứng viên.
Source : Nguồn: CareerBuilder
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn