Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Vượt gian khó cùng đội ngũ của bạn

Views: 5,308

Thời điểm khó khăn khiến đội ngũ của bạn bắt đầu "đứng núi này, trông núi nọ". Làm thế nào để vừa hỗ trợ, thúc đẩy họ giải quyết vấn đề, vừa cân bằng tâm lý cho họ? Nên làm gì để chính bạn khỏi rơi vào hỗn loạn?


Khi mất niềm tin, nhân viên của bạn khó tập trung vào công việc

Quản lý đã khó. Mà quản lý và thu phục lòng người khi cả công ty đang trong thời điểm sóng gió, biến động càng khó hơn. Một mặt, bạn muốn an ủi, làm yên lòng nhân viên, mặt khác, bạn muốn họ phải đạt chỉ tiêu công việc đã đặt ra từ trước. CareerBuilder sẽ chia sẻ những điều cần nói, việc cần làm và điều cần tránh với bạn trong tình huống này.

Nhận định thời điểm khó khăn với lòng người

Khi công ty có biến động (đổi mới quy chế, phân chia lại phòng ban, thay đổi cơ cấu…), có thể bạn không nhận ra, nhưng hầu hết mọi người đang nhìn thấy một sự không chắc chắn cho tương lai của họ. Lo lắng, khó chịu là cảm giác thường thấy khi đối mặt với sự không chắc chắn. Cơ chế phòng vệ sẽ khiến con người mất tập trung vào những nhiệm vụ hàng ngày để thu thập thêm thông tin về những thay đổi này. Và đáng tiếc, điều này có thể lây lan. Nếu muốn giữ chân nhân viên và khiến họ không phân tâm, bạn cần phải hiểu nỗi lo sợ này của họ trước tiên.

Hiểu cảm xúc của chính bạn

Bạn không thể giúp nhân viên của bạn nếu chính bạn không thừa nhận những bất ổn trong lòng mình trong tình huống biến động này. CareerBuilder đã có nhiều bài hướng dẫn về việc dán nhãn cho cảm xúc để tìm ra cách phản ứng tốt hơn. Tạo khoảng cách với cảm xúc của chính mình sẽ giúp bạn quản trị chúng, thay vì để chúng dẫn dắt bạn. Ngay cả khi các sự kiện xung quanh đang trở nên mất kiểm soát, bạn vẫn có thể chọn cách phản ứng, thay vì chỉ phản ứng đơn thuần. Sau đó, tự hỏi: điều gì là quan trọng nhất đối với mình lúc này trong mối quan hệ với tập thể dưới quyền?


Tiếp cận vấn đề bằng sự chia sẻ, đồng cảm để cả tập thể đồng cam cộng khổ

Công nhận những gì đang xảy ra

Lờ đi hoặc phủ nhận thực tế khó khăn đang xảy ra là một việc vô ích và phản tác dụng. Trước những chuyển biến tiêu cực rõ ràng mà không nhận được sự giải thích của cấp trên, người lao động sẽ thất vọng và tức giận.

Hãy tìm cách công khai đối mặt với vấn đề cùng nhóm của bạn, thừa nhận sự không chắc chắn của hoàn cảnh hiện thời nhưng đừng để mọi người có thời gian nghiền ngẫm quá nhiều (tất cả sẽ bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực). Thay vì thế, hãy chuyển sang nói chuyện giải pháp - làm như thế nào để hoạt động như một nhóm hiệu quả, nên đối xử với nhau như thế nào khi khó khăn? Sẽ rất tuyệt vời nếu nhóm của bạn đồng thuận về việc tiếp tục duy trì dịch vụ chất lượng, đồng thời tôn trọng và tử tế với nhau.

Đề nghị hỗ trợ nếu cần

Hãy hỏi nhân viên về những lo lắng, hoang mang hoặc khó khăn mà họ đang trải qua. Sự đồng cảm của bạn là nền tảng của sự tin tưởng để cả hai bên cùng nhau giải quyết vấn đề.

Lưu ý rằng không phải ai cũng gặp vấn đề khó khăn giống nhau, có người cần gợi ý về cách hạn chế tình trạng mất tập trung, có người lại cần hướng dẫn để sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong công việc. Bạn cũng có thể khuyến khích họ cân bằng giữa công việc với việc chăm sóc bản thân và cuộc sống bên ngoài công sở.

Chia sẻ điều tích cực

Trong giai đoạn quá tải, căng thẳng thì ngủ, tập thể dục và ăn uống đủ dinh dưỡng giúp tăng khả năng phục hồi hiệu quả. Vì vậy, hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm của bạn tự yêu thương, chăm sóc bản thân. Tất nhiên, bạn không nên tỏ thái độ ra lệnh với những hoạt động này, mà nên xuất phát từ góc độ chia sẻ những gì hiệu quả với bạn.

Mặt khác, chính sự sẻ chia cũng giúp bạn có tâm trạng tốt hơn khi nhìn thấy điều tích cực được lan tỏa. Niềm vui nhỏ hàng ngày khi làm điều tốt thực sự cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần, giúp bạn có sức bền vượt qua thời điểm thách thức.

Nguồn ảnh: Pexels

Source : CareerViet

Similar posts "Leadership"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback