Successful Interview

Các mối quan hệ tình cảm dù trôi qua đã lâu nhưng đôi khi có thể khiến những giao tiếp chuyên nghiệp trở nên lúng túng nhiều năm sau đó. Gặp lại những “người xưa” (chẳng hạn như người yêu cũ hoặc vợ/chồng cũ) trong các tình huống liên quan đến công việc, đặc biệt là khi đi dự phỏng vấn, tạo ra không ít cảnh trớ trêu. Vậy chúng ta phải làm thế nào để điều hướng cuộc trò chuyện khó khăn và nhạy cảm như vậy, cùng CareerViet khám phá nhé!
Người phỏng vấn sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau để có được bức tranh rõ ràng nhất về ứng viên tiềm năng.
Đừng để công nghệ cản trở bạn có một cuộc trò chuyện ý nghĩa. Dù cho bạn đang ngồi cùng phòng với nhà tuyển dụng hoặc cách xa họ 2000 km đi nữa, hãy ghi nhớ quy tắc: “Chứng thực bản thân – Thực hiện kết nối – Giúp người khác cảm nhận bạn là ai”.
Hành trình tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp có thể sẽ khiến nhiều bạn trẻ bối rối, lo lắng và mệt mỏi. Nhưng đừng vội nản chí hay chùn bước, 5 lưu ý sau đây của CareerViet.vn có thể giúp bạn tăng tốc! Cùng xem qua nhé!
Kinh nghiệm thực tế đúc kết lại cho thấy ứng viên không nhất thiết phải suy đoán, dò dẫm và đợi chờ khổ sở. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy buổi phỏng vấn của bạn diễn ra không suôn sẻ, hãy tìm hiểu và tham khảo bí quyết xoay chuyển nó cùng CareerViet.vn!
Nối tiếp phần 1 của bài viết “Xử trí 13 câu phỏng vấn khó nhằn qua điện thoại”, mời bạn cùng CareerViet.vn tham khảo thêm bí quyết để đối mặt với những tình huống thường gặp khi thảo luận cùng nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
Tâm thế sẵn sàng với 13 câu phỏng vấn qua điện thoại thường gặp Hầu hết chúng ta không thích bị bất ngờ, nhất là trong quá trình săn việc. Bởi thành thật mà nói, chuyện tìm và giành được công việc mơ ước đã quá đủ căng thẳng – những tình huống gây bối rối không giúp ích thêm gì.
Nếu bạn đang nung nấu ý định thử thách bản thân ở môi trường làm việc tại một quốc gia khác và trước khi thật sự có thể gói ghém hành lý đi xa, cùng CareerViet.vntìm hiểu xem Vicki Salemi – chuyên gia nghề nghiệp của Monster, đã chia sẻ bí quyết gì cho các ứng viên tìm việc ở nước ngoài nhé.
Khi đi phỏng vấn, ứng viên đều cần chuẩn bị chu đáo với suy nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra trong bầu không khí chuyên nghiệp nhất. Thế nhưng, bạn đừng quá ngạc nhiên khi có những lúc mọi thứ lại không diễn ra như mong đợi bởi vì phỏng vấn viên mà bạn tiếp xúc có kỹ năng phỏng vấn khá yếu kém dẫn đến việc buổi nói chuyện có thể sa đà vào những câu hỏi lan man.
Bạn đã lọc một danh sách tin tuyển dụng rất dài để tìm thấy chính xác công việc mong muốn cho bước nhảy kế tiếp của sự nghiệp. Hồ sơ đã gửi đi và bạn nhận được lời mời phỏng vấn. Nhưng rồi đột nhiên “ánh sáng của hi vọng” vụt tắt: Bạn thấy mình đang dự phỏng vấn một công việc không như tưởng tượng. Bạn cảm thấy cần rút lui ngay lập tức nhưng phải ứng xử như thế nào để vẫn lịch sự đây?
Nhận thức rằng phần lớn bảng mô tả công việc được viết ra cho ứng viên lý tưởng, chứ không hẳn là chân dung của người thực sự được tuyển chọn, rất quan trọng. Nếu khả năng của bạn đáp ứng được hơn 60% yêu cầu đặt ra, đừng vội chuyển sang mẩu tin tuyển dụng khác nhé! Đó có thể là vị trí hoàn toàn phù hợp với bạn.
Để có ý thức mạnh mẽ hơn rằng lúc nào mới chính là giai đoạn cao điểm tuyển dụng trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn quan tâm, bạn hãy thử các chiến lược sau:
Trong hành trình săn tìm công việc mơ ước, chúng ta rất cần những lời khuyên và mong muốn nhận được sự chỉ dẫn để thành công. Tuy nhiên, thực tế không may, chúng ta đôi khi lại tự đẩy mình “lọt hố” vì lỡ tiếp cận quá nhiều lời khuyên, một cách mù quáng!
Cố gắng thuyết phục những người lạ ra quyết định lựa chọn mình đã là quá trình thực sự căng thẳng đối với hầu hết ứng viên tìm việc, vậy mà một sai lầm nhỏ nhoi thôi cũng có thể khiến trải nghiệm này phút chốc biến thành cơn ác mộng “hoàn hảo”.
Các ứng viên thường xuyên mắc một sai lầm lớn sau khi dự phỏng vấn xin việc là thụ động ngồi chờ nhà tuyển dụng liên lạc để báo tin tốt hoặc không như kỳ vọng. Nhưng thực tế là việc chủ động theo dõi thông tin đúng cách có thể tối đa hoá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong suốt quá trình phỏng vấn và giúp gia tăng cơ hội được tuyển dụng. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách và mang lại kết quả như mong đợi lại là một nghệ thuật. Hãy cùng CareerViet.vn rà soát lại 3 sai lầm phổ biến nhất của ứng viên sau khi dự phỏng vấn nhé!
Feedback