Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 34,188
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Đối với các nước, PR (Public Relations - tạm dịch là quan hệ với công chúng) là một trong những công tác trọng yếu trong quản lý giáo dục. Điều này lại chưa được quan tâm và tận dụng đúng mức trong hệ thống giáo dục phổ thông công lập ở nước ta.
Công chúng của trường học có thể chia thành 2 loại: quần chúng bên trong (internal publics) bao gồm lãnh đạo và viên chức các cấp trong ngành giáo dục, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên, các hội đoàn trong trường, phụ huynh và tất nhiên là học sinh; quần chúng bên ngoài (external publics) bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức từ thiện và tình nguyện, cơ quan ngôn luận và các trường đại học. Việc xây dựng ấn tượng đẹp về nhà trường và tạo dựng niềm tin trong các đối tượng công chúng và lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích to lớn về vật chất, tinh thần và chuyên môn cho nhà trường.
Các trường phổ thông tại hạt San Bernardino (bang California, Mỹ) đã có những cách làm đáng chú ý để lôi kéo sự quan tâm của quần chúng bên ngoài về trường mình. Trước hết, các trường luôn công khai, minh bạch hoạt động của mình cho công chúng biết. Những thông tin cung cấp ra bên ngoài không thể chỉ có các thành tích mà còn phải bao gồm những yếu kém, khó khăn, tồn tại mà nhà trường đang vướng phải. Ở Mỹ, luật giáo dục của các bang bắt buộc các trường phải giải trình với công chúng hoạt động hằng năm của nhà trường qua bản báo cáo trách nhiệm nhà trường (School Accountability Report Card - SARC). Nội dung của báo cáo SARC theo quy định bao gồm 38 mục phải giải trình, trong đó một số mục rất hữu ích như kết quả học tập của học sinh; kỷ luật học đường; tỷ lệ bỏ học và biện pháp khắc phục; chi phí giáo dục đã sử dụng cho mỗi đầu học sinh; sĩ số học sinh trung bình mỗi lớp và biện pháp làm giảm dần chỉ số này; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ công nhân viên; tình hình tài sản, trang thiết bị, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh; công tác bồi dưỡng chuyên môn; thu nhập của ban giám hiệu và giáo viên; những khó khăn, tồn tại ngoài tầm giải quyết của nhà trường... Thiết nghĩ, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam, việc mỗi phòng hoặc Sở Giáo dục - Đào tạo duy trì một website chuyên nghiệp có đường nối đến trang riêng của các trường để đăng tải các báo cáo giải trình trách nhiệm hằng năm và nhiều thông tin khác cũng không phải là một việc quá khó.
Tại Mỹ, lãnh đạo các trường ít ngồi tại phòng làm việc của mình mà lại xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Tại các trường tôi đến thăm, hiệu trưởng và hiệu phó luôn có mặt trên sân trường, tay cầm loa, dù dưới trời nắng gắt hay lạnh cóng, vào giờ chơi và giờ tan học để giữ gìn trật tự hoặc giải quyết ngay các vi phạm kỷ luật. Các hiệu trưởng có cùng một lý do để làm việc này (tuy hơi thực dụng) - đó là tinh thần trách nhiệm mà họ muốn công chúng phải thấy. Việc ban giám hiệu bước vào thăm lớp, xem bài của học sinh và trao đổi ngắn về chuyên môn với giáo viên cũng là một việc làm rất thường xuyên và tự nhiên. Giáo viên và học sinh cũng là công chúng và lãnh đạo nhà trường cần phải chứng minh được họ cũng là lãnh đạo về học thuật.
Source: Đào Đức Tuyên (Thạc sĩ quản lý giáo dục)
Please sign in to perform this function