Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 16,259
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nhà quản lý có thể ở nhiều lứa tuổi khác nhau, chẳng hạn với quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh, quản lý sản phẩm,... Có một số người được bổ nhiệm ở vị trí quản lý khi mới 20 tuổi, một số khác lại ở độ tuổi 30, số khác nữa lại ở độ tuổi cao hơn.
Có một số tình huống xuất hiện do sự chênh lệch về tuổi tác giữa các nhà quản lý và những người mà họ chịu trách nhiệm giám sát.
1. Nhà quản lý lâu năm điều hành những người trẻ hơn
2. Nhà quản lý trẻ điều hành những người lớn tuổi hơn
3. Nhà quản lý trẻ hoặc lâu năm điều hành một nhóm ở các độ tuổi khác nhau, trẻ có, già có và một số cùng độ tuổi.
Các xung đột tệ nhất dường như thường nảy sinh khi một nhà quản lý trẻ điều hành những người lớn tuổi hơn. Vì một vài lý do, những người chín chắn hơn dường như không bằng lòng khi phải làm việc dưới sự điều hành của một người trẻ hơn. Và không ít nhà quản lý trẻ bị coi là "trứng khôn hơn vịt".
Đôi khi, chính tính "bốc đồng" của các nhà quản lý trẻ làm cho thái độ của những nhân viên lớn tuổi trở nên xấu hơn. Vậy nên, chúng ta sẽ xem xét chủ yếu với các vấn đề mà các nhà quản lý trẻ tuổi phải đối mặt khi điều hành nhóm người trội hơn về tuổi tác.
Hãy để thời gian tạo ra các sự thay đổi, một cách từ từ. Đừng làm mất uy tín của mình khi đưa ra các quyết định thay đổi liên xoành xoạch. Rất nhiều nhân viên có kinh nghiệm dễ dàng "đọc" ra sự "bốc đồng" trong các quyết định đó (nhưng nếu quyết định đó là do những nhà quản lý nhiều tuổi hơn đưa ra thì chưa chắc bị coi là "bốc đồng").
Các quyết định nhanh chóng do các nhà quản lý lớn tuổi hơn đưa ra sẽ được coi là "quyết đoán".
Thế nên một nhà quản lý trẻ dễ bị nhân viên coi là "hung hăng". Điều đó quả thật không công bằng, nhưng đó lại là sự thật. Những gì mà bạn cần làm đó là hãy cho mọi người thêm thời gian để họ làm quen với sự "tồn tại" của bạn. Vậy, đừng xây nên rào chắn nào để rồi cuối cùng, bạn lại là người phải dỡ đi.
Phương pháp của nhà quản lý trẻ nên tế nhị và dễ chịu. Bạn muốn mọi người nghĩ rằng bạn là một người chín chắn hơn so với tuổi đời của mình. Nếu như mọi việc bạn làm đều đem lại ấn tượng về sự chín chắn, sớm hay muộn, mọi người sẽ thừa nhận thực tế đó.
Khiến cho các nhân viên lớn tuổi hơn cảm thấy thoải mái dưới sự điều hành của bạn bằng cách hoãn các quyết định chung mà bạn phải đưa ra khi mới nhậm chức quản lý. Bạn biết rằng bạn có thể đưa ra các quyết định đó ngay lập tức, nhưng khi bạn tiếp quản công việc mới, đôi khi nên hoãn lại các quyết định [khi sự trì hoãn đó không có hại] để họ thấy rằng: bạn có suy ngẫm trước khi đưa ra quyết định.
Chẳng hạn, nếu như một nhân viên đưa lại cho một rắc rối mà anh ta cho rằng nó nghiêm trọng, nhưng bạn cảm thấy rằng, bạn có thể đưa ra một quyết định ngay tức khắc, nhưng bạn vẫn nói: "Hãy để cho tôi một khoảng thời gian suy nghĩ và tôi sẽ trả lời anh/ chị vào sáng mai". Đó là cách mà bạn cho thấy, bạn có suy nghĩ về việc đó và đưa ra tất cả các cơ sở cho việc lập luận.
Bạn cũng nên cho thấy rằng, bạn không hề "hung hăng". Hoặc, trong một tình huống tương tự, bạn nên cân nhắc (nhấn mạnh vào từ "cân nhắc") khi đưa ra câu hỏi: "Anh có đề xuất gì không?", hoặc "Theo anh, những việc cần phải làm là gì?".
Có một số lợi ích khi xem xét lại các đánh giá về cách thực hiện công việc trước đó trong các báo cáo trực tiếp của bạn khi bạn đảm nhận công việc quản lý, nhưng hãy nhớ là giữ tư duy "mở". Thông thường, các đánh giá trên là chính xác, nhưng chúng ta đều biết rằng các nhà quản lý không thể nào biết hết mọi điều về các thành viên trong nhóm mình quản lý.
Thêm nữa, rất nhiều nhân viên đứng tuổi thường cho là cách xưng hô của những người trẻ tuổi là quá thân mật hoặc quá táo bạo. Trừ khi bạn biết đã biết về các thành viên mới và lâu năm hơn trong nhóm, hãy thận trọng trong cách xưng hô.
Thường thì, một nhà quản lý trẻ hay sử dụng tất cả các quyền lực mới được trao. Cách thức đó khiến cho mọi người khó chịu, đặc biệt là đối với một số người lớn tuổi.
Bạn không thể biết hết câu trả lời cho tất cả các câu hỏi dành cho mình. Đưa ra một câu trả lời "giả dối" khi bạn không biết đó là một lỗi sai, và các nhân viên đầy kinh nghiệm sẽ nhận ra điều đó ngay lập tức. Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi, hãy nói rằng: "Tôi không biết, nhưng tôi sẽ tìm hiểu và trả lời anh/chị".
Sự trung thực này tránh cho bạn hình ảnh của một cậu bé tỏ ra "cái gì cũng biết". Trong ý nghĩ của một số nhân viên lớn tuổi hơn, và nhiều người cũng không nhiều tuổi hơn, bạn chưa có đủ kinh nghiệm sống để có thể trả lời tất cả các câu hỏi.
Chứng minh ngay từ sớm và thường xuyên rằng: giống như tất cả các nhà quản lý giỏi, bạn lo lắng về cuộc sống của mọi người trong trách nhiệm quản lý của bạn. Là một nhà quản lý, bạn nên nghĩ mình giống như một người bán hàng. Công việc của bạn là khiến cho các nhân viên hiểu rằng: họ quả là may mắn khi có được bạn.
Source: Theo Lãnh Đạo
Please sign in to perform this function