Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 22,425
Các ngân hàng thường tuyển dụng các nhân viên có kỹ năng phân tích và khả năng giao tiếp thành thạo. Một vài công việc đòi hỏi một kỹ năng vượt trội hơn kỹ năng còn lại (ví dụ như môi giới). Ngược lại, một nhà phân tích tài chính là đòi hỏi cả 2 kỹ năng trên. Cụ thể như sau:
Kỹ năng chính |
Yêu cầu |
Kỹ năng hiểu biết về con người |
Cao |
Kỹ năng bán hàng |
Trung bình |
Kỹ năng giao tiếp |
Cao |
Kỹ năng phân tích |
Cao |
Kỹ năng tổng hợp |
Cao |
Kỹ năng sáng tạo |
Cao |
Sáng kiến |
Trung bình |
Số giờ làm việc |
50-120/tuần |
Sự chăm chỉ được đánh giá cao
Công việc tại ngân hàng vô cùng căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro cũng như các cơ hội. Giờ làm việc thường rất dài nhưng cũng vô cùng thú vị. Hãy chuẩn bị tinh thần để vượt qua những giờ phút khó khăn cũng như đó nhận những khoảnh khắc hân hoan.
Rất kho để gia nhập
Vào làm việc tại ngân hàng là điều vô cùng khó khăn. Bạn phải chuẩn bị tất cả mọi kỹ năng cần thiết và lòng quyết tâm theo đuổi đến cùng
Ngân hàng cũng chứa đựng các giá trị xã hội
Các ngân hàng thường là đề tài châm biếm trong các bộ phim. Nhưng có thật sự là tất cả các ngân hàng đều là những kẻ tham lam và xảo quyệt không. Thật sự, ngân hàng giữ một vai trò xã hội vô cùng quan trọng trong việc triển khai các dự án đầu tư giúp cải thiện đời sống chung.
Nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng ở vị trí nhân viên phân tích. Đây là một công việc đòi hỏi sự tận tâm và kỹ năng phân tích. Các kỹ năng này sẽ được đòi hỏi nhiều hơn ở các vị trí cao hơn.
Khả năng giao tiếp và hoàn thành công việc
Thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng. Bạn cần phải có được sự hiểu biết về các khách hàng, xu hướng chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô…
Vai trò của kỹ năng toán học
Các ngân hàng đầu tư đòi hỏi các nhân viên khả năng toán học thành thục. Nếu bạn là người giỏi toán, có bằng đại học của một trường kỹ thuật, cũng như đã tham gia một vài khóa học tài chính và định giá, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện ước mơ làm việc trong ngân hàng.
Kỹ năng kế toán
Kỹ năng phân tích các con số cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bạn phải có được chứng chỉ CFA nếu muốn trở thành một nhà phân tích chứng khoán.
Các doanh nhân là những người đa tài
Thật khó để định nghĩa thế nào là một doanh nhân giỏi. Kiến thức về thị trường, khả năng phản ứng nhanh, kỹ năng phân tích là một phần nhỏ trong số các đó. Nếu có thời gian, bạn có thể tìm đọc Liars Poker của Michael Lewis để biết thêm về kinh doanh và thương mại.
Làm việc tập thể
Tinh thần đồng đội chính là nhân tố quan trọng mang đến sự thành công của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên cùng đoàn kết làm việc nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.
Ngành nghề cho các nhà khoa học và luật sư
Có rất nhiều nhà khoa học và luật sư làm việc trong ngân hàng. Các nhà khoa học nghiên cứu các thuật toán trong khi các luật sư hỗ trợ cho việc tạo ra các tài liệu pháp luật, thương lượng với khách hàng. Làm việc trong ngân hàng đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết mình. Bạn có thể phải lấy được bằng cao học ở một trường danh tiếng trước khi phát triển sự nghiệp của mình ở đây.
Tầm quan trọng của các mối liên hệ
Chìa khóa để bước vào cánh cổng ngân hàng chính là các mối liên hệ. Nếu bạn không may mắn có được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cấp tham gia vào các hội thảo công nghiệp, hay tìm kiếm các bạn bè đang làm việc trong ngành này. Nếu bạn vẫn còn trẻ và chưa tốt nghiệp đại học, hãy học tập hết mình và tham dự các khóa học về định lượng và phân tích.
Hoàn thành xuất sắc công việc
Khi mới bước chân vào nghề này, bạn phải hoàn thành mọi công việc của dự án suất sắc và đúng hạn dù cho đó là viết báo cáo, quản lý số liệu, giao dịch, ngiên cứu hay mã hóa các chương trình. Tiếp theo đó, bạn sẽ bắt đầu liên hệ với các khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Ở các vị trí cao hơn như Giám đốc và Giám đốc quản lý, bạn phải gánh chịu rủi to nhiều hơn. Họ thường bị sa thải nếu kết quả làm việc không tốt, trong khi ở các vị trí thấp hơn, sự giám sát có thể không chặt chẽ quá mức như thế.
Source: (Theo Allan Hoffman)
Please sign in to perform this function