Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,844
Ngày 27/3, tại Sở GD–ĐT, học sinh TP.HCM có dịp trở thành các "nhà tư vấn phát triển giáo dục ngắn hạn” thông qua buổi tọa đàm “Tiếng nói của học sinh TP.HCM.
HS “chê” chương trình giáo dục
Bích Quỳnh, HS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa băn khoăn về tình trạng SV phải học đến 12 năm trung học, 4-7 năm ĐH mà vẫn chưa đáp ứng được với thực tế do chương trình học "mười mấy môn nhưng toàn lý thuyết".
Còn Ngọc Yến, HS Trường THPT Lê Quí Đôn cho biết, ở trường, phương pháp học thuyết trình được tăng cường đã giúp HS chủ động trong bài học.Tuy nhiên, Yến đặt vấn đề: "Cách ra đề thi có còn phù hợp với cách học nữa không? Học theo phương pháp hiện đại, thi theo phương pháp cổ điển thì có phát huy cách học hiện đại, hạn chế tình trạng học luyện thi?”
“Chưa kể, việc học thêm, học luyện thi vì HS chạy theo điểm mà quên đi những kỹ năng sống, những sân chơi dành cho mình. Vậy thì cách đánh giá HS qua kiểm tra, qua thi cử cũng nên thay đổi” - Trung Nhân, lớp 11 Trường THPT Nguyễn Khuyến chia sẻ.
Thành Nam, HS Trường THPT Thái Bình Dương nêu ra khả năng HS sẽ mất tính tự học khi bị áp lực bởi chương trình học ở trường và học thêm ở ngoài.
Qua đó, các HS đề nghị thay đổi chương trình học với nhiều kiến thức mới mang tính thực tiễn, những giờ học ngoại khóa nên được chú trọng phát triển…
Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói rằng để đổi mới được phương pháp dạy, kiểm tra, thi cử là một lộ trình rất dài mà Sở GD-ĐT đang tiến hành cải cách.
Tự tạo sân chơi
Theo những bất cập mà chương trình giáo dục chưa kịp đổi mới, các HS đưa ra nhiều giải pháp.
Thảo Ngân, HS Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đưa ra việc tổ chức các tiết học thực hành như một trò chơi hay cuộc thi nhằm tạo hứng thú cho môn học. “Chính bản thân chúng ta là những thủ lĩnh ở trường cũng có thể tự tạo ra những sân chơi này cho các bạn”.
Yến Nhi, HS lớp 10 Trường THPT Marie Curie cho là nên lập ra các CLB lịch sử, địa lý bên cạnh những CLB kỹ năng mềm, CLB giáo dục giới tính…
"Mong sắp tới Thành đoàn TP.HCM có thể tổ chức những buổi giao lưu với HS nước ngoài nhiều hơn nữa để HS có thể nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, ý thức xã hội..." - N. Tân, HS lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo, Q. Gò Vấp.
Ngày nay, việc du học đối với HS không còn xa lạ. Vì thê, tại buổi tọa đàm, nhiều học sinh bày tỏ ý kiến lo ngại đến tình trạng chảy máu chất xám sẽ ngày càng gia tăng.
“Tình trạng này cũng là do ý thức của các bạn trẻ. Vì thế, phải làm sao để nâng cao ý thức cho họ” - Yến Nhi, HS lớp 11 Trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi bổ sung.
Khác với ý kiến trên, Diệu My, HS lớp 10 Trường THPT Năng Khiếu cho rằng không nên quá hẹp hòi về vấn đề du học và vấn đề du HS không trở về nước.
“Du HS là những người trải nghiệm mọi nơi. Có họ, sẽ có thêm những người biết đến những phương pháp giáo dục tiên tiến, cập nhật những công nghệ hiện đại để áp dụng ở ta. Các cựu HS của Trường THPT Năng Khiếu đã đi du học, nhưng hằng năm vẫn gửi giáo trình ở nước ngoài về cho HS của trường tham khảo”.
“Vậy tại sao lại không phát huy sức trẻ ở nước ngoài, khuyến khích việc du học? Thanh niên học và làm việc không quan trọng chuyện ở đâu, mà quan trọng là có đóng góp cho đất nước hay không” - Diệu My bày tỏ.
Cuối buổi tọa đàm, ông Huỳnh Công Minh cho biết sẽ phát huy để những tọa đàm như thế này được tổ chức hằng quý.
Qua đó, lãnh đạo ngành có thể lắng nghe được nguyện vọng, suy nghĩ của HS, bên cạnh HS còn ý thức được trách nhiệm và lời nói của mình hơn.
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function