Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 21,682
Cùng “xuất thân” ở nông thôn, vào giảng đường đại học, không ít sinh viên phải “sáng nhịn ăn lên giảng đường, tối về một gói mì tôm”. Nhưng cũng có những cô chiêu, cậu ấm được bố mẹ trang bị các phương tiện đến... “tận răng”.
“Cậu ấm” đốt tiền như giấy
Là con trai độc nhất nên khi Nam đỗ đại học, các bậc phụ huynh đã quyết định "tậu cho cậu ngôi nhà trị giá gần một tỷ đồng trên Hà Nội để "con đỡ phải chuyển nhà trọ". Thương con sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, ngày Nam lên nhập học, bà mẹ cũng lên theo để sắm máy giặt, điều hoà nhiệt độ, TV, dàn máy tính và cả một cái điện thoại di động loại xịn để "có thể kiểm soát con bất kỳ lúc nào".
Nhân đà "ông bà cụ" đang phấn khởi, Nam "nài" lên đời xe, đổi "con" Wave alpha lấy con bò tót cho dân thủ đô "lác mắt".
Nhập học chưa đầy tháng, Nam đã thiết lập được mối quan hẹ với bạn hữu cùng trường. Toàn dân ngoại tỉnh nhưng bố mẹ đều có "máu mặt", và quan trọng là... không tiếc tiền cho con.
Sau giờ lên lớp để xả hơi, cả đám vi vu lên Hồ Gươm Xanh xem bóng đá. Những đêm thức trắng, cuồng nhiệt với Champions League, thú vui của cả nhóm là tổ chức cá độ để "hồi hộp" chờ đợi tỷ số. "Rèn nghề" được một thời gian, Nam được những tay anh chị ở các sới cá độ biết mặt.
Có những trận Nam thua cả chục triệu tiền bố mẹ cho tiêu xài hàng tháng "chui" hết vào túi nhà cái. Đồ đạc, xe cộ cũng được cậu "gửi tạm" vào các hiệu cầm đồ chờ "ông bà già" lên chuộc về. Tuy nhiên, cũng có lần Nam được cả trăm triệu đồng. Để ăn mừng chiến thắng, cậu rủ đám bạn hữu "tếch" vào TPHCM "đốt" tiền... cho sướng tay. Túi cạn, cậu lại tiếp tục nghĩ cách "moi tiền" để lao vào những trò chơi may rủi.
Cùng nhóm với Nam, Tuấn cũng được bạn bè kiêng nể về thành tích tiêu tiền. Học chưa hết một năm, Tuấn cắm "con" Jupiter lấy hơn 10 triệu đồng và "xoá sổ" luôn cái thẻ ATM có tài khoản gần 20 triệu đồng, bà mẹ dúi cho ngày cậu nhập học, để đưa cô bạn gái đi chơi Đà Lạt một tuần.
"Lý lịch" cá độ bóng đá của Tuấn cũng không kém ai. Mỗi ngày, nó ném 2-3 triệu đồng vào bắt tỷ số. Những lúc bí quá nó nợ lại học phí, tạm dừng thi 4-5 môn để dồn tiền cho nhà cái" - Nam cho biết.
Những cậu ấm, cô chiêu tại một động lắc!
“Cô chiêu” thuê người đi học
Là con gái cưng của một gia đình lắm tiền dưới Hải Phòng, Thuỷ có thành tích khá nổi vẻ thú tiêu tiền từ ngày còn là học sinh trung học. Tủ quần áo của cô toàn hàng hiệu. Cái nào rẻ nhất cũng 400.000 - 500.000 đồng. Quan điểm của Thuỷ khá rô ràng "thấy đẹp thì mua, không quan trọng giá cả". Bảng thành tích của Thuỷ ngày càng dày lên khi cô thi vào một trường ĐH dân lập ở Hà Nội.
Thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ, Thuỷ "bắt bồ" với một ông chủ sàn nhảy. Những chuyến phiêu du Hà Nội Quảng Ninh - Nha Trang - Vũng Tàu - Đà Lạt thay thế dần cho lịch học trên giảng đường. Để "bịt mắt" bố mẹ, đảm bảo không bị cấm thi vì nghỉ học quá số tiết quy định, Thuỷ thuê luôn cô bé phục vụ trong nhà hàng đến lớp "học hộ" với giá 500.000 đồng/tháng. "Các thầy cô đến lớp điểm danh thấy đủ người là xong. Chẳng ai thừa công "điều tra" học trò mình là đứa nào" - Thuỷ nói tỉnh bơ.
Khác với Thuỷ, nhà Linh không khá giả. Tuy nhiên, cô nàng cũng tạo cho mình một phong cách "quý sờ tộc". Cô bảo: "Cả họ chỉ mình em đỗ đại học nên các cụ cũng chiều, thích gì được nấy". Mới lên Hà Nội được 2 năm nhưng các tụ điểm ăn chơi có tiếng Linh đều nhẵn lối. Những cú điện thoại Linh gọi về xin tiền với những lý do cực kỳ hợp lý cũng trở nên quá tải với bố mẹ. Đồng lương còm cõi của bố và tiền chăn nuôi lợn gà của mẹ không đủ để "chi viện" cho cô.
Quen xài tiền theo lối "con nhà giàu", đến lúc bố mẹ không đủ sức tài trợ, Linh bắt đầu vay mượn bạn bè, thậm chí lừa bạn thân mượn xe đi cấm. Cô bạn của Linh cho hay: "Nó nợ gần 20 triệu đồng rồi. Phen này, bố mẹ nó ở quê phải bán đất để trả nợ cho con gái".
Có bề dày thành tích về tiêu tiền, Nam, Tuấn, Thuỷ, Linh cũng lập những kỷ lục thành tích thi lại, học lại. Thậm chí như Tuấn, cậu từng phải thi lại 7/7 môn trong một học kỳ. Trong khi đó, bố mẹ của những sinh viên này ở quê vẫn tự hào con mình đang "tu luyện", chờ ngày lấy tấm bằng đại học. Họ đâu có ngờ, những cậu ấm, cô chiêu nhà mình đang lao vào những cuộc đỏ đen, những cuộc chơi chưa có hồi kết...
Source: (Theo Nông thôn ngày nay)
Please sign in to perform this function