Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 30,576
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Chắc chắn một vài lần trong quá trình làm việc (việc làm remote, việc làm tại cần thơ,...) bạn đã nghe những người bạn của mình phàn nàn rằng: “Mọi người ở công ty tôi rất khó tính. Và tôi ghét họ!”. Thực tế có phải vậy không? Họ có quá khó như bạn nghĩ?
Một số mẫu người được coi là “khó tính” tại nơi làm việc
Người ngạo mạn: Họ cho rằng mình là người biết tất cả và không muốn giúp đỡ bất kỳ ai cả mà người đó lại chưa có kinh nghiệm.
Người hay than vãn: Luôn luôn nhìn mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực và thường xuyên phàn nàn về nó.
Người đòi hỏi khắt khe: Muốn mọi việc phải làm thật nhanh chóng, rõ ràng, thông suốt theo ý của anh ta và sẽ đưa ra lời cảnh báo nếu những yêu cầu của anh ta không được đáp ứng.
Người không chịu hợp tác: Khó có thể giao phó một công việc gì cho những người này vì họ sẽ lờ đi các lời đề nghị, họ luôn bị lỡ các deadline hoặc thậm chí bất mãn nếu như ai đó bắt họ phải tham gia.
Người nói một đằng làm một nẻo: Những người này thường làm không đúng như những gì họ nói. Và thường thì họ không bao giờ nhiệt huyết với một việc gì cả.
Người ủy mị: Dường như không cần quan tâm đến bất cứ điều gì và thậm chí là cả hiệu quả công việc của họ.
Thực tế là bất cứ người nào không ứng xử như chúng ta mong muốn thường bị cho là khó tính và làm cho chúng ta khó có thể tiếp cận.
Phản ứng thường thấy của bạn với những người khó tính
Với người kiêu ngạo: Chúng ta luôn đi phàn nàn với các đồng nghiệp khác.
Những đồng nghiệp không chịu hợp tác: Chúng ta thường nói rằng "Tôi phát điên lên mất!"
Với những người hay than vãn, chúng ta thường muốn nói với họ rằng "hãy ngừng ngay tình trạng này đi!". Sau một hồi, chúng ta không lắng nghe bất cứ lời nói nào của họ nữa (kể cả những điều đó có đôi chút để quan tâm).
Chúng ta cảm thấy bị dồn vào thế bí khi phải đối phó với những người hay yêu cầu này – và quyết định rời công ty sẽ tốt hơn là việc hằng ngày phải đối mặt với những đòi hỏi vô lý này.
Với những người nói một đằng làm một nẻo: thông thường chúng ta có xu hướng không quan tâm đến họ và không tin những lời họ nói.
Trên thực tế, chúng ta có thể trở thành một người bị phiền hà và dễ cáu kỉnh và chính điều đó ảnh hưởng đến những ứng xử của chúng ta. Vì thế, nếu gặp phải những mẫu người này bạn cần biết cách đối phó.
Tạo một sự thay đổi với 6 chiến lược thận trọng sau:
Trong công việc, tình bạn và đôi khi trong cả gia đình, chúng ta không thể tránh khỏi những người khó tính như thế này và chúng ta phải làm một vài điều cho nó. Dưới đây là 6 cách tiếp cận:
1. Tránh tiếp xúc và phán xét
Nếu bạn gặp những người như thế này, bạn nên gặp họ và nói trực tiếp vấn đề. Tuy nhiên có một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải là nói sau lưng họ với một đồng nghiệp khác như thế này: “Ồ, Jack là một người hay càu nhàu, anh ấy sẽ phàn nàn về bất cứ điều gì tôi gợi ý. Tôi không thích nói chuyện với anh ấy”.
Nó chính là những tác động tiêu cực đến hiệu quả của cuộc nói chuyện. Tốt hơn hết bạn không nên có những lời kích động hoặc chọc tức họ như vậy.
2. Kiềm chế bản thân
Đối với những người khó tính, bạn thường nhanh chóng phản ứng ngay lập tức để hả cơn tức giận của mình. Tuy nhiên, hãy ngưng lại ngay! Thực tế điều đó chỉ làm cho sự việc rối tung lên và buổi nói chuyện của bạn sẽ không có kết quả gì.
Sự thật là nhiều người không đến nỗi khó tính quá. Bạn càng chia sẻ với họ, họ càng hiểu vấn đề hơn. Do đó, cách tốt nhất là kiềm chế bản thân và xét đến những phản ứng của bạn thay vì đối phó lại.
3. Đừng nghĩ rằng họ sẽ thay đổi
Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ rằng “liệu cô ấy thông cảm hơn, lạc quan hơn hoặc tin tưởng hơn không?
Bạn đừng nghĩ đến điều đó đơn giản là vì những người bạn cho là khó tính ấy không phải chủ tâm làm bạn khó chịu, cho nên cách tốt nhất là hiểu sự thay đổi của họ để bạn có cách nghĩ và ứng xử phù hợp hơn.
4. Tiếp cận với mỗi tình huống theo cách khác nhau
Tránh đưa ra những quyết định hoặc lời nói trước khi bạn làm một việc gì đó mà chưa cân nhắc kỹ. Hãy thực sự lắng nghe những điều mà người khác nói và nên nghĩ thoáng quan điểm. Khi mọi người cảm nhận được sự giúp đỡ của bạn, họ sẽ sẵn lòng cộng tác với bạn.
Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi gặp những người này thường rất dễ cáu gắt, và xung đột. Khi ai đó đưa ra những yêu cầu không thực tế, chúng ta có thể phát ra những lời lẽ bực tức như “Cái đó không làm được!" hoặc “Không thực tiễn!”. Tất nhiên điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn mà thôi!
Thay vào đó, bạn hãy hiểu những mong muốn của họ và yêu cầu hợp tác vào những lần tiếp theo.
5. Đừng tự bắt mình trở thành một người khó tính
Thật dễ dàng nhận ra một người khó tính nhưng đã bao nhiêu lần bạn nhìn vào gương và nhận thấy rằng mình cũng là một trong những người khó tính đặc biệt là khi bạn bị sức ép hoặc căng thẳng?
6. Hãy nhận ra những việc bạn làm
Có trách nhiệm với những hành động của mình chứ đừng nhìn đến những mặt xấu để bạn không trở thành một người khó tính như những người bạn đang cần đối phó.
Bằng cách thay đổi thái độ và tiếp cận với những người khó tính, bạn sẽ có được sự thông cảm, xây dựng tốt các mối quan hệ và cảm nhận mọi thứ tốt hơn.
Hãy chú ý đến cách ứng xử của bạn trong các tình huống để tạo một môi trường làm việc hòa hợp, để khi ai đó than vãn với bạn về một đồng nghiệp khó tính, bạn cũng có thể mỉm cười và nói rằng "Nơi làm việc của tôi không gặp phải những trường hợp như thế!"
Source: Theo VTV
Please sign in to perform this function