Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 52,733
Trên các số báo gần đây, Báo NLĐ phản ánh tình trạng lợi dụng giới thiệu việc làm (GTVL) để lừa đảo người tìm việc có dấu hiệu gia tăng trở lại, chẳng hạn việc làm Rạch Giá Kiên Giang, việc làm điện công nghiệp, việc làm xây dựng Đà Nẵng,... Làm thế nào để hạn chế tình trạng trên? Trong tổng số 250 SVVN đang học tập tại Cuba, có 120 SV giỏi đi theo con đường học bổng do Bộ GD-ĐT cử sang.
Trường ĐHTH Matanzas cách thủ đô La Habana chừng 2 giờ chạy xe hơi, chúng tôi cùng Bí thư T.W Đoàn Đoàn Văn Thái tới thăm 80 du học sinh VN và dự một buổi sinh hoạt chi đoàn tại đây. Thật xúc động, ở nơi xa Tổ quốc nửa vòng trái đất, ảnh Bác, cờ Tổ quốc trang nghiêm, rồi Quốc ca, Đoàn ca vang lên trang trọng và tự hào.
Được biết, gần 80 SVVN tại đây đều là những điểm sáng về học tập của khoa, thành tích học tập của nhiều em thuộc diện hàng đầu của ĐHTH
Đại sứ VN tại Cuba Phạm Tiến Tư cho biết, có lẽ chưa ở đâu mà tổ chức và phong trào Đoàn trong du học sinh VN lại qui củ và phát triển mạnh như tại
Môi trường sống tác động rất tích cực đến học sinh ta. Đất nước Cuba không người ăn xin, không tệ nạn, không HIV và ma túy...; đang phổ cập giáo dục miễn phí ở cấp... đại học; y tế trình độ rất cao và cũng miễn phí; người dân lạc quan và tin tưởng vào tương lai của CNXH.
Đại sứ Phạm Tiến Tư cho biết, lực lượng du học sinh VN hiện nay chính là những “vị đại sứ” thiết thực cho tình đoàn kết hữu nghị thủy chung giữa VN và Cuba. Ông tiết lộ, sắp tới sẽ có từ 2-4 SVVN tại
Vị Đại sứ tâm đắc nói : “Nước bạn còn khó khăn, song tôi tin rằng nơi đây chính là một môi trường rất tốt để các em học tập và rèn luyện để sau này trở về cống hiến cho đất nước. Chỉ có điều, nếu chế độ của các em được Bộ GD-ĐT quan tâm hơn thì tốt biết mấy”. Được biết, mới đây, ĐSQ VN tại
Khó khăn gian khổ vẫn học giỏi
Trước hết xin khẳng định ngay rằng, những gì mà Chính phủ Cuba đã và đang dành cho du học sinh VN là tất cả khả năng của bạn trong điều kiện một đất nước đang chịu sự cấm vận của Mỹ suốt nhiều năm qua.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, đa số các du học sinh đều có ấn tượng rất tốt về chất lượng dạy và học tại Cuba, về tình cảm và lòng hiếu khách đặc biệt dành cho SVVN của mỗi người dân Cuba. Mỗi lớp ĐH đông nhất cũng chỉ 20 SV, các thầy cô đều giảng dạy nhiệt tình và rất có thiện cảm với SVVN.
Chỉ có điều ít ai biết, đằng sau những thành tích mà các em đã đạt được là cả một sự nỗ lực, hy sinh gian khổ để gồng mình lên mà học tập, mà phấn đấu rèn luyện.
Nguyễn Ngọc Anh, quê ở Thái Nguyên, sinh viên năm thứ 3 ngành tin học ĐH Matanzas, được Bộ GD-ĐT cử sang học theo diện học bổng nhờ thành tích xuất sắc năm đầu tại ĐHQG Hà Nội (Ngọc Anh thi ĐH đạt 25 điểm, học giỏi nhất khoa Toán Tin ĐHQG HN). Em đã thay mặt cho các du học sinh tại đây tha thiết đề nghị chúng tôi chuyển giúp bản kiến nghị có chữ ký của các em về Bộ GD-ĐT.
Ngọc Anh tâm sự: “Các anh đã từng là sinh viên chắc cũng biết, nếu bụng lúc nào cũng cồn cào đói thì dù cố mấy cũng khó mà học vào được. Bọn em sút cân nhiều lắm”.
Nói rồi Ngọc Anh kể cho tôi một bữa cơm điển hình tại nhà ăn tập thể: Mỗi người được non 1 bát cơm nhỏ, 1 bát cháo đậu đen nấu với muối cùng một món mặn gọi là kô-kê-tà (bột mỳ đặc không nhân nướng), lâu lâu mới có một chút thịt. Căng tin không có, tuyệt nhiên không có bất cứ dịch vụ ăn uống nào khác trong và xung quanh trường. Xin lưu ý, ở
Thế các SV Cuba thì sao? Tôi hỏi và được biết, họ cũng cùng chế độ ăn như vậy nên hầu hết SV Cuba ở nội trú đều phải tranh thủ về gia đình từ chiều thứ Năm hàng tuần để “nạp” thêm năng lượng và mang đồ ăn bổ sung cho tuần tới.
“Cuba thực hiện chính sách đào tạo miễn phí và bao cấp ăn ở 100% cho tất cả các SV, trong điều kiện hiện nay đó là một nỗ lực rất lớn của nước bạn, chúng em không dám đòi hỏi gì hơn, bọn em vô cùng biết ơn chính phủ Cuba. Song giá như Bộ GD-ĐT nước ta quan tâm hơn thì chúng em đỡ khổ…” - Ngọc Anh nói.
Nhìn gương mặt thông minh và cương nghị nhưng xanh xao gầy gò của Ngọc Anh mà thương. Lẽ nào một SV tài năng như em, đi du học mới 3 năm mà đã có dấu hiệu của 2 bệnh là đau dạ dày và thận chỉ vì… đói và uống nước chưa đun sôi (nước ở đây rất nhiều vôi).
Lạ là Ngọc Anh vẫn học giỏi và còn phụ trách cả hệ thống mạng máy tính của trường. Hỏi, Ngọc Anh chỉ cười hiền rồi nói: “Mọi chuyện rồi cũng thành quen thôi anh ạ”. Con nhà nghèo học giỏi, được cử đi du học, ấy vậy mà suốt 3 năm qua hầu như Ngọc Anh không có lấy một đồng trong túi, thậm chí còn chưa từng được gọi điện thoại về nhà (điện thoại từ
Phan Văn Châu học năm thứ 3, từng là SV xuất sắc của ĐHBK Đà Nẵng có lẽ là một trong những du học sinh khổ nhất tại đây. Quần áo của em chỉ có mỗi 2 bộ mặc suốt từ khi sang tới bây giờ, giặt qua quít chưa kịp sạch và khô đã phải mặc lại vì xà bông cũng không có tiền mà mua, giá một cục xà bông dùng tạm được tương đương khoảng 4,5 euro.
Cục xà bông đấy, SV ta vừa dùng để tắm, gội và giặt giũ, nhiều người rụng cả tóc vì không hợp. Hai năm qua, Châu không có một đồng nào trong túi vì nhà nghèo nên không hỗ trợ gì cho được. Nhìn dáng vẻ gầy gò khắc khổ mà thấp bé như một học sinh cấp 2, tôi biết Châu đang thiếu dinh dưỡng cần thiết tối thiểu trong cái độ tuổi đương lớn của mình. Thế nhưng Châu học rất giỏi, Châu vừa được chọn là 1 trong số 20 SV VN tại
Tôi ngồi nghe các nữ sinh vừa học xong khóa dự bị tiếng kể về đời sống gian khổ, về nỗi nhớ nhà nhớ quê... Những gương mặt thông minh, trong veo mà dịu dàng ấy đỏ hoe đôi mắt, mái tóc dài của nhiều em không có cái óng mượt đặc trưng của lứa tuổi vì không có dầu gội đầu.
Mà toàn nhân tài của đất nước cả đấy: Mai quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, hết năm đầu học giỏi nhất khoa Tư pháp ĐH Luật Hà Nội (thi khối C được 20,5 điểm), Hải Hà quê Quảng Ngãi học giỏi thứ nhì ĐH Kiến trúc Hà Nội, Phương Diện học giỏi nhất Học viện BC - VT Sài Gòn, rồi Thu Trang, Lan Phương…
Xa cách, thiếu thốn vật chất là vậy, song tình cảm gắn bó đoàn kết, lá lành đùm lá rách của SV VN nơi đây thì không hề thiếu. Phương Diện xúc động kể về chuyện vừa được các bạn quyên góp ủng hộ 50USD để gửi về nhà giúp em trai vào ĐH. Nhà Phương Diện nghèo tới mức khi em trai vừa thi đỗ ĐH, bố mẹ không biết tính sao đành cho cô út đang học phổ thông nghỉ học…
Buổi chiều muộn chia tay ở
Những bất cập về chế độ sinh hoạt phí
Số liệu từ ĐSQ VN tại Cuba cho biết, trong tổng số 250 SV VN đang học tập tại Cuba, có 120 SV giỏi đi theo con đường học bổng do Bộ GD-ĐT cử sang, mỗi năm khoảng 30 em kể từ năm 2001. Số còn lại đi du học tự túc là con em của các cán bộ đã và đang làm việc, học tập tại
Tất cả 250 SV này đều được chính phủ
Xin đơn cử mức sinh hoạt phí của du học sinh các nước khác tại Cuba mà chúng tôi có được để bạn đọc tiện so sánh : SV các nước châu Phi, Mỹ Latinh được trung bình cỡ 300 USD/tháng, SV Lào và Campuchia được 100-120 USD/tháng.
Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tại Cuba đắt gấp từ 5-10 lần tại VN, 1 hộp thịt bò giá 5 euro, một chai nước suối giá 1 euro, photocopy 1 trang A4 giá 1euro, 1 cuốc taxi ngắn ở La Habana có giá 10 euro là chuyện bình thường, 1 điếu xì gà hạng trung bình cũng có giá lên tới 8 euro…
Kể như vậy để bạn đọc tiện hình dung, với 25 pêxô vàng SV ta chỉ đủ dùng để mua… xà bông, thuốc đánh răng và một vài chi phí giấy mực khác trong 1 tháng là hết. Vẻn vẹn có chừng đó, song thật buồn là nguồn tài chính nhỏ nhoi này lại thường xuyên bị chậm từ… 1-2 năm trời. Đói và không có tiền đã trở thành căn bệnh kinh niên của du học sinh VN tại đây.
Trao đổi vấn đề này với Đại sứ VN tại Cuba Phạm Tiến Tư, đặc biệt là việc chậm học bổng trên, Đại sứ Tư đã xác nhận và giải thích như sau: Hiện nay, mọi kinh phí và nhân lực để quản lý, chăm sóc du học sinh ta đều do một tay Sứ quán đảm nhiệm.
Lẽ ra với số lượng 250 du học sinh tại Cuba, Bộ GD-ĐT cần có một vị trí quản lý lưu học sinh bên cạnh Sứ quán. Tiền sinh hoạt phí được Bộ chuyển 6 tháng/lần qua
Chi phí máy bay, đi lại là một khoản đáng kể song không biết lấy từ nguồn nào để chi. Do vậy cứ phải chờ hay kết hợp chuyến công tác nào đó mới đi lấy được, lỡ một lần là chậm lại 1 năm ngay. Đây thực sự là vấn đề trăn trở của Sứ quán mà chưa có cách gì... Vị đại sứ cũng cho biết, đã từng trao đổi vấn đề này với Bộ GD-ĐT song chưa thấy trả lời.
Sau khi thăm việc ăn, ở của du học sinh VN tại Cuba, trực tiếp trò chuyện động viên các em, Bí thư T.W Đoàn Đoàn Văn Thái cũng vừa ký gửi Bộ GD-ĐT công văn về vấn đề này. Về sinh hoạt phí, T.W Đoàn đề nghị tăng ít nhất bằng mức của SV Lào và Campuchia đang du học tại Cuba, nghĩa là từ 100-120USD/tháng và nên chuyển bằng đồng euro vì chỉ có loại tiền này mới gửi thẳng tới Cuba được.
Về ngành nghề đào tạo, đề nghị Bộ GD-ĐT “cân nhắc kỹ đảm bảo các nghề SV ta học có thể vận dụng tốt tại VN”, trên thực tế suốt 4 năm qua, Bộ GD-ĐT đã cử các SV xuất sắc từ VN sang học cả về Tin học, Kinh tế… - những ngành mà bạn không mạnh và chính các du học sinh tại đây thừa nhận là chỉ cố học lấy cái tiếng Tây Ban Nha mà thôi. Xin lưu ý,
Các lưu học sinh VN tại
Suốt hành trình từ
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: (Theo Tiền Phong)
Please sign in to perform this function