Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,909
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%, áp dụng từ ngày 01/7/2022. Với việc tăng mức lương tối thiểu vùng, quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do đó, nếu đang nhận lương theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 01/7/2022 - khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động sẽ được tăng lương.
Tiền lương sau khi tăng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động phải ngừng việc vì lỗi của người lao động khác hoặc phải ngừng việc đến 14 ngày vì sự cố điện, nước, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ… thì được trả lương với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Do đó, nếu lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương ngừng việc trả cho người lao động trong các trường hợp trên cũng tăng.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động, người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ được trả lương theo công việc mới.
Trường hợp lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ lương cũ trong 30 ngày làm việc, sau đó sẽ nhận theo mức lương mới. Tiền lương mới được trả cho người lao động tuyệt đối không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Vì vậy những ai đang nhận lương điều chuyển công tác theo lương tối thiểu vùng thì đều sẽ được tăng lương kể từ ngày 01/7/2022.
Tăng lương tối thiểu vùng, người lao động được lợi gì? (Ảnh minh họa)
Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động, người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do lỗi sơ suất thì phải bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương.
Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn trước thì người lao động mới phải chịu trách nhiệm bồi thường lên đến 03 tháng lương.
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Do đó, cùng với sự kiện tăng lương tối thiểu vùng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng sẽ tăng.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, mức lương tháng đóng BHXH không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Vì vậy, những ai đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp thì từ ngày 01/7/2022 sẽ phải đóng bảo hiểm với mức lương cao hơn. Kéo theo đó, số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc sẽ nhiều hơn.
Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, hàng tháng, người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Do vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng làm ảnh hưởng đến tiền lương làm căn cứ đống BHXH thì số tiền đóng đoàn phí công đoàn của người lao động cũng sẽ tăng.
Khả năng này khó có thể xảy tuy nhiên không phải là không thể. Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ, tăng lương tối thiểu vùng đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khi lợi nhuận không như mong muốn và sức cạnh tranh không cao.
Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án thay đổi cơ cấu, công nghệ, thậm chí là cắt giảm lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.
Ngược lại, những cái “được” của người lao động sẽ là những cái “mất” của người sử dụng lao động và người sử dụng sẽ “mất” nhiều hơn “được” khi tăng lương tối thiểu vùng.
Như đã phân tích, lương tháng, lương ngừng việc, lương điều chuyển công việc tối thiểu của người lao động đều tăng khi lương tối thiểu vùng tăng.
Với những doanh nghiệp có số lượng lớn lao động thì chi phí trả lương tăng thêm từ ngày 01/7/2022 sắp tới không phải là một con số nhỏ.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo các tỷ lệ nhất định trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.
Do mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH cũng sẽ tăng theo.
Vì vậy trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để đóng bảo hiểm cho người lao động
Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Tương tự như đóng việc đóng bảo hiểm, doanh nghiệp có thể cũng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đóng kinh phí công đoàn khi lương tối thiểu vùng tăng.
Khi tăng lương tối thiểu vùng, các khoản chi phí cho lương, bảo hiểm, phí công đoàn… của doanh nghiệp đều tăng.
Khi các khoản này tăng, doanh nghiệp sẽ phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Do đó, để tồn tại trên thị trường, không cách nào khác, doanh nghiệp buộc phải cải tiến công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
Đây là giải pháp khá hiệu quả để doanh nghiệp tăng năng suất lao động và chất lượng của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Luật Việt Nam
Please sign in to perform this function