Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,067
Những lúc khó khăn người lao động sẽ muốn rút Bảo hiểm xã hội một lần. Song về lâu dài, điều này sẽ gây ra những thiệt thòi cho người lao động và xã hội.
Chị Lê Phương - người lao động ở TP.Hồ Chí Minh vừa nộp xong xuôi hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Tham gia bảo hiểm từ năm 2008, mới đây chị Phương đã nghỉ việc ở công ty giày dép tại quận 6 (TP.Hồ Chí Minh) – nơi chị gắn bó 12 năm. Hiện, chị Phương ở nhà, dành thời gian chăm sóc con cái.
Chị Phương chia sẻ bản thân chưa nắm rõ và hiểu hết việc hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần sẽ chịu nhiều thiệt thòi, tuy nhiên đã nộp hồ sơ xong. Trước mắt, chị dành số tiền sẽ được hưởng để trang trải cuộc sống lúc chưa tìm được việc làm mới.
Giống như chị Phương, nhiều người lao động khác cũng đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ liên quan đến Bảo hiểm xã hội một lần.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hết tháng 10, cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp đã giải quyết cho khoảng 701.939 người hưởng chế độ này, tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo nhiều chuyên gia, dịch COVID-19 tác động trong thời gian dài, người lao động đã gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tình trạng nhận Bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng cao so với những năm trước đây.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, người lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần vì không có nguồn thu nhập nào khác. Vì khó khăn, người lao động bất đắc dĩ phải rút khoản tiền để trang trải cuộc sống.
“Rõ ràng đây là tiền của người lao động thì lúc khó khăn họ sẽ muốn rút, còn về lâu dài chắc chắn sẽ có những thiệt thòi cho cả họ và xã hội" - bà Hương nói.
Nếu tình trạng này tiếp diễn thì về lâu dài, người lao động sẽ không đảm bảo đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để có lương hưu. Đây là thiệt thòi cho cả phía người lao động cũng như hệ thống bảo hiểm xã hội.
Ở đây, người lao động sẽ mất toàn bộ số năm đóng bảo hiểm xã hội. Vì số năm đóng thấp nên chắc chắn mức hưởng lương hưu sẽ thấp và không đảm bảo an sinh xã hội khi về già.
Trường hợp họ không tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội thì khi về già không có lương hưu cũng sẽ tạo gánh nặng cho xã hội trong bảo đảm chế độ hưu trí.
Do vậy, theo bà Hương, cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho nhóm đối tượng này. Ví dụ như có thể là các khoản vay hoặc khoản thu nhập tối thiểu nào đó để đảm bảo cuộc sống trong điều kiện hiện nay.
"Chính phủ cần nhanh chóng có các giải pháp hỗ trợ cho nhóm đối tượng này, không chỉ dừng lại ở các khoản thu nhập tối thiểu, về lâu dài cần có giải pháp đưa họ tham gia thị trường lao động, hỗ trợ khoản vay để sản xuất, tạo việc làm…” - bà Hương nói.
Source: Báo Lao động
Please sign in to perform this function