Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,637
Một tiết học kỹ năng nghề tại Trung tâm CEMD. |
Tuy nhiên, trước một rừng "trăm hoa đua nở" của các trung tâm đào tạo và một "ma trận" các chương trình, người học cũng khó mà lựa chọn.
Tự hoàn thiện nhưng phải chọn lọc
Tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành quản trị kinh doanh, N.V.Thắng nhanh chóng tìm được việc làm tại một công ty lớn ở TP.HCM. Sau đó trong vòng chưa đầy nửa năm Thắng nghỉ việc và đầu quân hai công ty nữa nhưng nơi nào cũng chê anh thiếu kỹ năng mềm. "Hồi còn là sinh viên tôi có biết kỹ năng mềm là gì đâu, chỉ đến khi đi làm mới biết mình thiếu" - Thắng nói và cho biết đang dành thời gian tìm hiểu đăng ký các khóa học ngắn ngày bổ sung các kỹ năng cần thiết.
Theo các nhà tuyển dụng, thường những nhân viên có trình độ học vấn cao lại thuộc nhóm yếu kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng làm việc nhóm.
Nguyễn Văn Tân - sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM - cho biết từng học một lớp kỹ năng phát triển bản thân và nay đăng ký thêm một khóa kỹ năng giải quyết vấn đề. Với khóa học thứ hai, Tân hi vọng sẽ học cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất qua việc kết hợp kỹ năng mềm và kiến thức đã học.
Trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên về nước giải khát cho biết đã tham gia nhiều khóa học kỹ năng mềm, một số chương trình đào tạo dành riêng cho lãnh đạo và "hiệu quả công việc của tôi tăng lên đến 30%, tự tin hơn, chủ động hơn trong giải quyết các tình huống công việc".
Theo ông Nguyễn Hữu Trí - trưởng phòng marketing Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM: "Trung tâm đào tạo nhiều như nấm sau mưa, người học rất khó lựa chọn".
Theo TS Nguyễn Hữu Lam, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quản trị (CEMD), người học phải biết thẩm định khả năng của mình, của môi trường công việc đang làm mà chọn cho mình những kỹ năng phù hợp để theo học. Phải biết nhận ra các nhu cầu đặc biệt của các bộ phận chức năng cụ thể, chẳng hạn kỹ năng thu thập thông tin được đánh giá cao trong bộ phận kinh doanh. Tài chính và kế toán đòi hỏi kỹ năng phân tích định lượng hơn các bộ phận khác. Kỹ năng đàm phán được nhận thức là quan trọng nhất ở bộ phận nhân sự...
Doanh nghiệp vào cuộc
Cũng theo TS Lam, sinh viên, người lao động tự hoàn thiện mình thì hiệu quả cũng chỉ có thể làm việc tốt hơn, hoàn thiện hơn cho chính cá nhân họ và công việc họ làm. Trong khi các kỹ năng như làm việc hòa hợp với người khác, làm việc theo nhóm rất cần thiết đối với xu hướng phát triển tổ chức trong nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp muốn hiệu quả công việc cao, sức cạnh tranh mạnh thời hội nhập thì phải tạo nên một guồng máy đồng nhất, tức là tất cả nhân viên cùng một hướng.
Là người đã qua nhiều khóa học kỹ năng về lãnh đạo, ông Nguyễn Quý Bạch - phó giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Thắng - cho biết: "Khi đi học tôi mới vỡ lẽ mình có kiến thức của một người lãnh đạo nhưng lại không có kỹ năng để hệ thống hóa phân cấp quản lý, thiết lập kiểm soát nội bộ... Tuy nhiên một mình đi học thì hiệu quả không cao. Vì vậy, ban lãnh đạo đã quyết định tổ chức cho CBCNV học tập trung. Qua những khóa học, hiệu quả rất rõ, nhiều cán bộ của chúng tôi đã tự tin và chủ động hơn trong giải quyết công việc, chứ không như trước cái gì cũng trình và xin ý kiến lãnh đạo".
Đang trong giai đoạn chuyển thể sang Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), lãnh đạo ban nhân sự của Sabeco nhận ra nếu không chú trọng đào tạo nguồn nhân lực khó mà cạnh tranh trong thời đại hiện nay. Vì vậy đơn vị này đã ký hợp đồng với CEMD khảo sát thực tế và lên chương trình đào tạo các kỹ năng theo từng cấp độ quản lý cho CBCNV.
Riêng tại Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, ông Lâm Thiếu Quân - tổng giám đốc - cho biết phải biết được nguồn lực trẻ mạnh yếu ra sao để bổ sung hợp lý. đây là quá trình đầu tư nguồn nhân lực.
TS Nguyễn Hữu Lam, giám đốc Trung tâm CEMD: "Theo một nghiên cứu của một tổ chức ở Mỹ, có 31 kỹ năng cơ bản mà người lao động cần có. Trong đó có năm kỹ năng quan trọng nhất: năng lực cơ bản (đọc, viết, tính toán); truyền đạt (nói, lắng nghe), thích ứng (giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo); phát triển (tự trọng, đặt mục tiêu động viên, hoạch định sự nghiệp); làm việc nhóm hiệu quả (các kỹ năng làm việc với con người, làm việc đội, đàm phán). Cạnh đó là các kỹ năng ảnh hưởng (thấu hiểu văn hóa tổ chức, chia sẻ khả năng lãnh đạo). |
Source: Theo Tuổi Trẻ
Please sign in to perform this function