Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,482
Tại ĐH Sư phạm TPHCM, đại biểu là các trường trực thuộc Ban liên lạc các trường ĐH, CĐ Việt Nam (VUN) vừa có buổi hội thảo “Quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”.
Các đại biểu đã mổ xẻ các vấn đề xung quanh việc đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) đang bước đầu được áp dụng tại các trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Khó quản lý sinh viên
Hầu hết các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại hội thảo đều cho rằng: khó khăn nhất trong việc chuyển đổi từ việc đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ là công tác quản lý sinh viên.
Th.S Nguyễn Quang Giao – ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) – nêu rõ: “Chương trình quản lý sinh viên sẽ gặp nhiều trở ngại, lúng túng trong thực hiện do xuất hiện đồng thời hai hệ thống tổ chức và quản lý lớp (lớp khóa học và lớp học phần).
Việc theo dõi và xét kết quả rèn luyện của sinh viên cũng là một vấn đề nan giải vì việc theo dõi đối với sinh viên phải thông qua hai cố vấn học tập của hai loại lớp. Việc bỏ hẳn điều kiện dự thi cũng có thể khiến sinh viên có ý thức kém trong học tập”.
Cũng như vậy, theo Th.S Trần Đình Mai – Ban công tác HSSV (ĐH Đà Nẵng), việc khó khăn nhất nằm ở việc ở năm học đầu, sinh viên học chung, còn thuận lợi trong công việc quản lý.
Nhưng, từ sau đó trở về sau, sinh viên sinh hoạt rải ra nhiều lớp tín chỉ khác nhau, khiến công việc quản lý hết sức khó khăn, nhất là đối với lớp trên 60 SV.
Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý của giảng viên theo HCTC cũng còn quá yếu, chưa quen thuộc. Chính vì những khó khăn như vậy, trong quá trình áp dụng HCTC tại 7 trường thành viên, ĐH Đà Nẵng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý.
Mỗi nơi mỗi cái khó
Ý kiến của Th.S Nguyễn Trường Kháng (ĐH Sư Phạm Thái Nguyên) gây được khá nhiều chú ý. Theo đó, việc chuyển sang đào tạo theo HCTC động chạm đến cả một thói quen, một nếp nghĩ, là một cuộc cách mạng liên quan đến nhiều thành tố.
Với HSSV miền núi phía Bắc, việc chuyển đổi này càng có những khó khăn rõ rệt vì những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố vùng miền: ngại va chạm, thích ổn định, tự ti, cần có sự gần gũi, cảm thông… Để HSSV nơi đây, cụ thể nhất là trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, làm quen với HCTC không phải là điều dễ dàng.
Với đặc thù riêng, việc áp dụng HCTC tại nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập có nhiều thuận lợi hơn các trường công lập. Tuy vậy, những khó khăn gặp phải cũng không phải là ít.
Khi tổ chức đăng ký môn học, rất khó khăn việc tổ chức lớp nếu số lượng sinh viên đăng ký cho một lớp môn học quá ít. Đối với trường ngoài công lập, việc tính toán phù hợp với ngân sách cũng là vấn đề phải cân nhắc. Đồng thời, việc phân nhiều thầy dạy cho một môn cũng gặp khó khăn.
Th.S Nguyễn Cao Đạt - trường ĐH Cửu Long – cho rằng: “Tuy có nhiều khó khăn, nhiều “rào cản”, không thể áp dụng đào tạo theo HCTC trong thời gian ngắn nhưng đây là yêu cầu cấp thiết để thay đổi phương thức đào tạo phù hợp với cơ chế mới của nền kinh tế thị trường”. |
Source: Theo Tiền Phong
Please sign in to perform this function