Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,012
Những sinh viên du học tự túc ở bậc đại học muốn học dự bị tại Nhật Bản có thể theo học tại Trường tiếng Nhật được Hiệp hội Phát triển giáo dục tiếng Nhật công nhận hoặc Khóa tiếng Nhật tại các trường đại học tư lập.
1. Loại trường
Các cơ sở dạy tiếng Nhật ngoài 2 loại trên không thể xin visa du học cho sinh viên quốc tế. Các khóa học này tùy theo từng trường, có thể có các tiết học giúp chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học hoặc chỉ đơn thuần là khóa học tiếng Nhật. Thời gian các khóa học này có thể từ 6 tháng đến 2 năm. 60% các trường tiếng Nhật tập trung tại Tokyo.
Trường tiếng Nhật
Hiệp hội Phát triển giáo dục tiếng Nhật từng công nhận 617 trường tiếng Nhật trong các năm từ 1989 đến 2002, nhưng cũng có 324 trường đóng cửa trong thời gian này. Cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy ở các trường này rất khác nhau. Bên cạnh đó, một số trường mất khá nhiều thời gian cho thủ tục xin thị thực, thậm chí có trường không được Cục quản lý nhập cảnh chấp nhận cấp thị thực cho du học sinh sau khi để số sinh viên vi phạm quy định nhập cảnh vượt quá mức cho phép.
Khóa tiếng Nhật tại các trường đại học tư lập
Hiện có khoảng 40 trường đại học có các khóa học dự bị cho sinh viên quốc tế du học tự túc muốn thi vào các trường đại học Nhật Bản. Thông thường các khóa học này bao gồm cả những tiết học chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học.
Du học sinh theo học các khóa học này được cấp visa sinh viên có kỳ hạn 1 năm và được coi là sinh viên du học tại trường đại học Nhật Bản. Nhiều trường đại học có cơ chế giới thiệu sinh viên theo khóa dự bị vào học chính thức, vì vậy việc nhập học sẽ trở nên đơn giản hơn. Tất nhiên, sinh viên cũng được quyền tự do thi vào các trường đại học khác.
Một điểm thuận lợi khác là sinh viên sẽ được sử dụng cơ sở vật chất và hưởng sự giúp đỡ trực tiếp từ trường đại học trong sinh hoạt và học tập.
2. Những lưu ý khi chọn trường
Cần rà soát cẩn thận những thông tin sau:
1. Có đủ thông tin chi tiết về học phí, số giờ học, số sinh viên, cơ cấu lớp học, lịch học, sách giáo khoa, chỗ ở và các thông tin học tập khác không? Nên chú ý xem trường có các khóa chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học hay không, thời gian học một buổi hay cả ngày.
2. Có yêu cầu giữ hộ chiếu hoặc đóng tiền bảo hiểm để chống trốn học hoặc ở lại quá thời hạn visa hay không? Những trường có uy tín, xét chọn nghiêm túc sẽ không có yêu cầu này.
3. Chi phí xét hồ sơ và nhập học có được liệt kê chi tiết từng khoản hay không? Hãy đối chiếu với các bước thủ tục để đánh giá mức lệ phí.
4. Hợp đồng có ghi việc hoàn trả tiền nhập học và học phí trong trường hợp không xin được visa hay không? Tương tự, hợp đồng có ghi việc hoàn trả tiền nhập học và học phí trong trường hợp rút đơn hay không?
5. Trường hợp thông qua trung tâm tư vấn du học, có thông tin đầy đủ về cả mặt tốt và xấu của từng trường hay không hay chỉ đơn thuần làm thủ tục và thu lệ phí.
6. Trường hợp thông qua trung tâm tư vấn du học, trung tâm có chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh sau khi tới Nhật hay không?
7. Chỗ ở có được chuẩn bị không? Có ký túc xá không và thời gian được phép sống trong ký túc xá là bao lâu? Trường có đứng ra làm người bảo lãnh và giúp tìm chỗ ở hay không?
8. Visa cho sinh viên dự bị thông thường có kỳ hạn 1 năm. Nếu bạn được cấp visa chỉ có kỳ hạn 6 tháng, trường đó hoặc mới đăng ký, hoặc đang bị Cục quản lý nhập cảnh tăng cường kiểm soát do có trên 5% sinh viên quá hạn visa.
Source: Theo Viettriduhoc
Please sign in to perform this function