Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,108
Cho tôi hỏi số tiền lương tối đa người lao động được tạm ứng khi bị tạm đình chỉ công việc là bao nhiêu? Không tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy người lao động có thể được tám ứng tiền lương theo điều kiện đã thỏa thuận với công ty mà sẽ không bị tính lãi.
Trong một số trường hợp người lao động có quyền được yêu cầu tạm ứng tiền lương như thực hiện nghĩa vụ công dân (trừ trường hợp nhập ngũ theo quy định), khi nghỉ phép hằng năm, cụ thể được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo đó, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi - Nguồn ảnh: Freepik
Tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tạm đình chỉ công việc
…
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, theo quy định trên người lao động bị tạm đình chỉ công việc có thể được tạm ứng tiền lương, với mức lương tối đa có thể tạm ứng là 50% và phải tạm ứng trước khi bị đình chỉ công việc.
Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, thì họ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được công ty trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: ... không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, nếu công ty không đồng ý tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ thì công ty sẽ chịu mức phạt hành chính từ tuỳ vào số lượng người lao động mà công ty không trả tiền tạm ứng với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function