Kinh nghiệm giáo dục đại học Hoa Kỳ

Viewed: 12,185

GSTS khoa học Lâm Quang Thiệp

GSTS khoa học Lâm Quang Thiệp, nguyên là vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD-ĐT) và giảng viên thỉnh giảng ĐH Tổng hợp New York (Hoa Kỳ) - trao đổi với Tuổi Trẻ về những kinh nghiệm mà giáo dục đại học (GDĐH) VN có thể học hỏi từ nền GDĐH Hoa Kỳ. GS cho biết:

Từ thực tế cho thấy GDĐH VN đã chịu ảnh hưởng của GDĐH Hoa kỳ từ lâu, qua nhiều con đường. Đó là sự du nhập vào miền Nam một số mô hình và qui trình của GDĐH Hoa Kỳ như mô hình các trường CĐ cộng đồng, học chế tín chỉ trước năm 1975. Nhưng đó là sự du nhập trực tiếp nhưng chưa mang tính tự nguyện, vì vậy ảnh hưởng của nó không bền vững.

Trong giai đoạn từ năm 1987-1995, khi VN chuyển sang kinh tế thị trường, một số ý tưởng của mô hình GDĐH Hoa Kỳ đã được tái du nhập vào VN một cách gián tiếp. Từ sau năm 1995, với sự bình thường hóa quan hệ giữa VN và Hoa Kỳ, cánh cửa giữa hai nước đã được rộng mở, những người làm chính sách và cộng đồng GDĐH VN hiểu biết nhiều hơn về đất nước và nền GDĐH Hoa Kỳ.

Do đó, những chủ trương về thiết kế cơ cấu hệ thống trình độ với ba mức bằng cấp chính cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, về đại chúng hóa GDĐH, về tăng cường mở rộng việc áp dụng học chế tín chỉ, về xây dưng hệ thống CĐ cộng đồng, về mở rộng hệ thống các trường ĐH ngoài công lập, về hệ thống kiểm định công nhận chất lượng... đã được thúc đẩy thực hiện và tìm được sự đồng thuận cao trong cộng đồng GDĐH VN. Chính phủ VN cũng thể hiện ý nguyện xây dựng một vài trường ĐH đẳng cấp quốc tế dựa vào sự giúp đỡ tư vấn của các trường ĐH Hoa Kỳ.

Trong những mục tiêu phác thảo mà GDĐH VN cần đạt tới trong kế hoạch chiến lược dài hạn đổi mới GDĐH VN đang được xây dựng, có rất nhiều ý tưởng mượn từ mô hình GDĐH Hoa Kỳ vì đó là một mô hình GDĐH thích nghi tốt nhất với nền kinh tế thị trường. Như vậy trong giai đoạn tới, các ý tưởng của mô hình GDĐH Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến GDĐH VN. Tuy nhiên khác với các giai đoạn trước đây, sự tiếp nhận ý tưởng lần này sẽ là trực tiếp và tự nguyện, do đó có thể hi vọng tiến độ áp dụng ý tưởng đó sẽ nhanh chóng và kết quả sẽ bền vững hơn trước.

Có thể học hỏi gì? 

Hệ thống GDĐH Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả. Vậy thì VN có thể học được gì từ hệ thống này? Để có lời giải đáp đúng đắn, có lẽ trước hết cần nhớ một câu danh ngôn của cổ nhân, ý nói: "Cây cam sẽ là cây cam khi trồng nó ở phía nam sông Dương Tử, nhưng nó có thể trở thành cây khác khi trồng ở phía bắc con sông ấy".

Đối với VN, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có nhiều khác biệt so với Hoa Kỳ, do đó để học tập kinh nghiệm của hệ thống GDĐH Hoa Kỳ không phải dễ dàng. Tuy hệ thống GDĐH đổi mới của chúng ta về hình thức có đôi nét gần với mô hình của Hoa Kỳ, nhưng vận hành hệ thống GDĐH của chúng ta còn rất kém năng động so với hệ thống GDĐH Hoa Kỳ.

Vì đâu có sự chênh lệch đó? Phải chăng vì giữa hai hệ thống GDĐH của hai nước có sự khác biệt cơ bản: Ở Hoa Kỳ, tính thị trường tác động mạnh mẽ lên mọi khía cạnh trong sự vận hành hệ thống và sự điều chỉnh của nhà nước, nếu có, thường chỉ là gián tiếp. Còn ở nước ta, thói quen theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp cũ vẫn còn khá nặng nề, tác động của Nhà nước trong điều hành GDĐH vẫn thường là áp đặt trực tiếp?

VN và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt quan trọng và những mặt khác biệt này có nghĩa là những gì có thể học tập được từ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cần phải cải biến cho phù hợp với tình hình thực tế của VN. Mỗi một quốc gia phải xây dựng một hệ thống GDĐH cho riêng mình dựa trên thực tế và nhu cầu. Sao chép những thiết chế từ nước ngoài hiếm khi áp dụng có hiệu quả và cần phải suy nghĩ thấu đáo về những gì hữu ích cũng như những gì không phù hợp từ những kinh nghiệm của nước khác.

Những đặc trưng chính của hệ thống GDĐH Hoa Kỳ

Sự đa dạng hóa và tính đa dạng: có nhiều loại trường ĐH với những mục tiêu khác nhau, tuyển SV có những mối quan tâm và năng lực học thuật khác xa nhau, phục vụ những mục tiêu khác nhau của xã hội.

Tuyển sinh mở: bất kỳ người nào muốn theo học một trường sau trung học đều có thể được chấp nhận. Một số trường mang tính chọn lọc cao, nhưng tất cả mọi người có bằng tốt nghiệp phổ thông đều có thể được nhận vào học ở một trường nào đó.

Tính cơ động (về đội ngũ giáo chức, về SV và về kinh phí): giáo chức có thể chuyển trường, SV cũng có thể chuyển trường nếu họ không hài lòng với trường đang học hoặc nếu mối quan tâm hay năng lực học tập của họ thay đổi.

Tính cạnh tranh: cạnh tranh để có những SV giỏi nhất, những giáo chức có năng lực nhất, có nguồn kinh phí cho nghiên cứu và cả vị thế của nhà trường.

Quyền tự do học thuật: giáo chức và SV đều có quyền tự do về học thuật để theo đuổi những nghiên cứu, nêu lên những vấn đề về học thuật, về xã hội.

Tính ổn định của đội ngũ giáo chức: mặc dù đã và đang có nhiều thay đổi về bản chất của việc bổ nhiệm giáo chức và sắp xếp hoạt động học thuật, hầu hết giảng viên khối giáo dục sau trung học đều được bổ nhiệm toàn thời gian ổn định. Điều đó đem lại cho họ sự an toàn về nghề nghiệp, sự đảm bảo quyền tự do học thuật đồng thời có một mức sống chừng mực.

Sự quản lý mạnh: hiệu trưởng các trường ĐH ở Hoa Kỳ được tuyển chọn không phải bởi chính quyền hay đội ngũ giáo chức mà bởi một hội đồng quản trị gần như hoàn toàn độc lập, với đầu vào là các giáo chức nhiều năng lực.

Một nền giáo dục hướng vào SV: hầu hết các trường ĐH ở Hoa Kỳ đều tập trung vào SV: họ quan tâm, nhấn mạnh đến giảng dạy nhiều hơn là nghiên cứu. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các trường ĐH uy tín nhất là hoàn toàn theo định hướng nghiên cứu.

Đa dạng về các nguồn kinh phí: hệ thống giáo dục Hoa Kỳ từ lâu nay vẫn phù hợp với khả năng tài chính đối với hầu hết người học thông qua nhiều cách thức cấp kinh phí khác nhau, bao gồm các khoản cho SV vay, tài trợ, học bổng của các trường, các chương trình làm việc có trả công khi học, trợ cấp của tiểu bang và tất nhiên là các khoản chi phí từ gia đình.

Source: Theo TTO

VIP jobs ( $1000+ )

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : 25 Mil - 50 Mil VND

Dong Nai | Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN FAMART
CÔNG TY CỔ PHẦN FAMART

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 18 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 13 Mil - 25 Mil VND

Hung Yen

D1 Concepts Corporation
D1 Concepts Corporation

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Salary : 25 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Long An | Ho Chi Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 50 Mil - 65 Mil VND

Ho Chi Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Salary : Competitive

An Giang | Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AK VINA
CÔNG TY TNHH AK VINA

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : 40 Mil - 80 Mil VND

Ha Noi | Yokohama

Coca-Cola Beverages Vietnam
Coca-Cola Beverages Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Y&B
Công Ty Cổ Phần Y&B

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Dong Nai

Công Ty TNHH Sơn TOA Việt Nam
Công Ty TNHH Sơn TOA Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 50 Mil - 60 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Starry Việt Nam
Công ty TNHH Starry Việt Nam

Salary : 35 Mil - 45 Mil VND

Long An

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

SIBA FOOD
SIBA FOOD

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback