Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 23,330
Nhiều người tìm việc thường chọn ví trí lương cao nhất mà không có một khoản lợi ích nào khác. Một chuyên gia săn việc thường chọn vị trí công việc dù lương không cao nhưng có nhiều khoản lợi ích khác bù đắp lại. Nếu bạn đang tìm việc mà bỏ qua điều này, thì đó là một sai lầm cho tương lai của bạn. Hãy cân nhắc đến những nhân tố sau đây để lựa chọn công việc thích hơp hơn.
1. Lợi ích. Ngoài mức lương cơ bản ra bạn cần cân nhắc đến những đặc quyền tài chính khác đối với công việc như: hoàn lại tiền học phí đào tạo chuyên môn cho nhân viên, tiền thưởng, hoàn lại những phí tổn khi đi công tác, và các khoản khúc lợi khác. Đừng đánh giá thấp giá trị của những đặc lợi phi tài chính khác nữa, như là giờ giấc làm việc linh hoạt, hoặc những cơ hội làm việc từ xa.
2. Những cơ hội cho sự tiến bộ. Không ai muốn công việc của mình bị mắc kẹt vào một ngõ cụt. Vì vậy hãy hỏi người phỏng vấn các khả năng của việc di chuyển trong công ty và đâu là những nắm bắt cho sự thăng tiến. Tìm kiếm nếu một công việc có thể trang bị cho bạn một sự tiến bộ tốt hơn khác nữa. Chẳng hạn, đó là những chương trình huấn luyện, những mối quan hệ với người cố vấn hay còn gọi là những người có một list kinh nghiệm làm việc dày đặc, hoặc những cơ hội học thêm nhiều kiến thức tại nơi làm việc, những điều mà sẽ cho phép bạn mài sắc những kỹ năng của bạn và tạo ra những sự tiếp xúc quan trọng. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành một tài sản có giá trị của công ty – hoặc làm tăng thêm nhiều vốn kiến thức và kinh nghiệm cho việc sẵn sàng tiến lên một vị trí mới dù ở lại hay thay đổi một nơi làm việc khác.
3. Môi trường làm việc. Hãy cân nhắc đến thời gian làm việc, trang phục và văn hóa công ty. Cách ăn mặc theo qui định hay tự do? Cách ứng xử phân biệt đẳng cấp hay dân chủ? Có thể thật khó mà cảm nhận được môi trường làm việc thế nào qua hình thức phỏng vấn. Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng tương lai giới thiệu bạn làm quen với một vài đồng nghiệp tương lai. Hỏi họ về những gì họ thích và không thích về công việc của họ. Nếu bạn không có cơ hội đó trước khi công ty đưa ra lời đề nghị tuyển dụng bạn, hãy hỏi thông tin chính xác về một vài người đang làm việc ở đó và gọi điện, hoặc gởi e-mail cho họ hỏi về môi trường làm việc ở đó trước khi bạn chấp nhận lời đề nghị của nhà tuyển dụng.
4. Mức độ an toàn của công việc. Khi bạn còn trẻ và mới bước vào đời, có lẽ bạn chưa quan tâm đến việc kiếm tìm một công việc mà sẽ giúp bạn sống sung túc. Trong thực tế, theo thống kê của Phòng Lao động Hoa Kỳ, trung bình một người công nhân thay đổi công việc ít nhất mười lần trong toàn bộ cuộc đời làm việc của anh ta. Tuy nhiên, bạn cũng nên chấp nhận mạo hiểm cho dù công việc đó chỉ gắn bó với bạn một vài năm. Công việc bạn cần tìm là một sự khởi đầu hay đó là sự chín muồi? Công ty bạn dự định xin việc có là công ty có tầm cỡ trong ngành và đang làm ăn phát đạt? Nền tảng tài chính của công ty có ổn định không? Chắc bạn không muốn bị đẩy ra đường vì công ty phá sản.
5. Mức độ trách nhiệm. Bạn muốn tìm một công việc có thể phát huy được những kiến thức mà bạn đã học ở trường và có thể phát triển những kỹ năng của mình, chứ không phải một công việc nhàm chán vô nghĩa. Nhưng hãy nhớ rằng không phải sau khi ra trường là bạn đã tìm được một việc làm ưng ý ngay đâu. Có thể bạn sẽ phải “đóng học phí” ở một vài lĩnh vực xa lạ và dò dẫm để bước lên từng nấc thang một của sự nghiệp bạn đã chọn. Cuối cùng, bạn cũng sẽ đến đích.
6. Bạn muốn mình sẽ ở đâu trong mười năm nữa? Điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng nó quan trọng đấy. Liệu công việc này có đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến trong sự nghiệp của mình không? Hai công việc mà tác giả bài viết này nhận được sau khi tốt nghiệp ngành báo chí đã đưa đến hai con đường khác nhau. Công việc thứ nhất là tập trung vào biên tập và thiết kế layout trong khi công việc thứ hai là tập trung vào viết báo và điều tra. Mặc dù công việc thứ nhất có mức lương cao hơn gần 25% so với công việc thứ hai, tác giả đã chọn công việc thứ hai bởi vì nó phù hợp hơn với những mục tiêu đã đặt ra. Bây giờ tác giả của chúng ta đã là người thành đạt trong sự nghiệp của mình. Chỉ cân nhắc mức lương khi mới ra trường là một điều thiển cận. Bạn nên nhìn vào bức tranh lớn hơn.
Bạn có thể truy cập vào CareerViet để tìm thêm nhiều công việc phù hợp. Bên cạnh đó, VietnamSalary còn giúp bạn tính toán lương phù hợp với khả năng, từ đó lựa chọn được công việc ưng ý. Dưới đây là một số ngành nghề ở những địa điểm kinh tế phát triển của Việt Nam: nhân viên kinh doanh, thực tập sinh Front end, java internship, việc làm kho, làm việc part time, tuyển giao hàng xe máy, việc làm ngành luật, việc làm tiếng Nhật N4, việc làm tiếng Hoa, tài xế lái xe, việc làm điều dưỡng, việc làm lễ tân, nhân viên bảo hiểm, việc làm tiếng Nga, trợ lí nhân sự, việc làm kinh doanh,...
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Btaskee tuyển dụng | Traphaco tuyển dụng | Tuyển dụng FPT Telecom | mega market tuyển dụng | thực tập sinh chứng từ xuất nhập khẩu | mywork tuyển dụng | công ty giày an giang tuyển dụng | việc làm bán hàng
Source: HRvietnam
Please sign in to perform this function