Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 31,475
Nghiệp vụ và kinh nghiệm giúp bạn hoàn thành tốt công việc, nhưng không thể giúp bạn thoát khỏi chuyện phe phái công sở, những khách hàng khó tính và hàng tá vấn đề giao tế khó xử khác? Đã đến lúc bạn cần "nâng cấp" bản lĩnh nghề nghiệp của mình.
Bản lĩnh nghề nghiệp quyết định chất lượng các mối quan hệ trong công sở và là yếu tố quan trọng trong bước đường thăng tiến của bạn. Đâu là những cách hiệu quả giúp bạn nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp của mình?
1. Giữ bình tĩnh
Theo nhà tâm lý học Anna Maravelas, tác giả quyển sách Cách thức giảm thiểu stress và mâu thuẫn công sở, trung bình một người phải đối mặt với 30 khủng hoảng mini mỗi ngày và phần lớn những chuyện khó chịu này xuất hiện tại sở làm. Thế nhưng, nếu bạn phản ứng thái quá khi máy photo bị hỏng hay khi đồng nghiệp tỏ ra quá đáng bằng cách mất kiềm chế và đẩy tình huống lên cao trào thì kết quả càng tệ hại hơn. Các hormon như cortisone, adrenaline được giải phóng khi bạn nổi “cơn thịnh nộ” và tiếp tục khiến bạn cảm thấy khó chịu trong ít nhất hai tiếng sau “bùng nổ”. Maravelas cho biết. “Hẳn nhiên là bạn không muốn mang những năng lượng độc hại đó về nhà.”
2 . Thấu cảm
Hãy nhớ rằng 30 khủng hoảng mini ấy không chỉ xảy đến với riêng mình bạn, mà với tất cả dân công sở khác từ đồng nghiệp đến sếp lớn. Theo Maravelas, “Đủ thứ chuyện khiến ta phải lo: gia đình, tiền thuê nhà, thất nghiệp, bảo hiểm”. Vì thế, hãy “mắt nhắm mắt mở” với đồng nghiệp và nghĩ rằng ắt hẳn phải có lý do gì khiến họ xử sự như thế. Maravelas cho biết, “Hãy tỏ ra cứng rắn khi đối mặt với vấn đề công việc, nhưng cần khéo léo mềm mỏng trong giao tế nhân sự. Điều này tạo nên mối quan hệ tương hỗ tích cực. Họ sẽ nhớ cách bạn thông hiểu cho họ và trả lại cho bạn lúc bạn cần.”
3. “Bế quan”
Đây là một cách khác để tránh stress gây ra bởi chuyện thị phi trong công sở. Theo Simma Lieberman, chuyên gia tư vấn về phát triển tổ chức, “Đóng cửa phòng làm việc lại nếu có, hoặc khép hẳn tâm trí lại. Trừ khi bạn cảm thấy cần thiết phải “vào cuộc”, nếu không, hãy mở iPod hoặc nghe nhạc và tỏ ra bình thản, quên những chuyện đáng ghét kia đi.”
4. Lảng tránh
Đừng chúi mũi vào những mẫu đối thoại “nhiệt độ cao” với đồng nghiệp khó ưa. Theo Lieberman, nếu có ai đó đến gần bạn và cố tình bắt chuyện khiêu khích, câu trả lời khôn lanh là “Ấy, mình có công việc gấp. Nói chuyện sau nhé”. Nếu cả hội đang buôn chuyện, bạn có thể nói, “Nghe thú vị quá, nhưng tôi phải đi đây chút.” Nếu lúc nào đồng nghiệp cũng “họp chợ” trước mặt bạn, bạn có thể xã giao vài câu, hoặc kiếm cớ đi chỗ khác. Hay nhất là bạn giả vờ nhờ vả họ làm gì đó giúp bạn, họ sẽ lảng đi ngay lập tức.
5. Thoát khỏi vùng ảnh hưởng
Dù là tâm trạng tích cực vui vẻ hay khó chịu, bực dọc đều có khả năng lây lan. Theo Debbie Mandel, tác giả quyển Nghiện Stress đồng thời là chuyên gia tư vấn về stress, “Bạn không nên dính vào vùng ảnh hưởng “khí hậu” khó chịu từ đồng nghiệp. Bạn nên đứng lên đi khỏi đó nhằm tránh vùng năng lượng tiêu cực, hoặc đắm mình vào công việc đang làm.”
6. Tìm sự hài hước
Chuyên gia Mandel cũng cho rằng tính hài hước chính là liều thuốc giải cho cảm giác stress nơi công sở. “Đừng xem bản thân và tất cả mọi việc quá quan trọng. Giả vờ nghĩ rằng tất cả chỉ như một vở diễn. Nếu chuyện này xảy ra cho nhân vật nào đó trên tivi, chúng ta sẽ lăn ra cười, nhưng khi chính chúng ta rơi vào những tình huống này, chúng ta lại trầm trọng hóa vấn đề lên.” Do đó, hãy thoải mái khi ở sở làm. Những người nói chuyện phiếm khiến người khác phì cười là những “thỏi nam châm tích cực và là “đinh” của các buổi tiệc”. Ngay cả điều đơn giản như màn hình mặt cười cũng có thể khiến bạn thấy bạn vui trở lại cơ mà.
7. Bỏ lại phía sau lưng
Hạn chế để tồn đọng những vấn đề chưa giải quyết đến cuối ngày. Theo Lieberman, “Nếu chẳng may bạn mắc lỗi hoặc làm phiền người khác, hãy dành thời gian nói lời xin lỗi. Nếu bạn về nhà và mang theo nỗi lo công việc chưa giải quyết hoặc sự ái ngại trong ứng xử lúc còn ở công sở, thì bạn không thể có cảm giác thoải mái được”. Trên đường về, hãy tưởng tượng như mình đã đóng sầm cánh cửa công sở lại phía sau lưng và bắt đầu nghĩ về những gì bạn mong đợi khi về đến nhà. Sáng hôm sau lại khởi đầu một ngày hoàn toàn mới. Mỗi ngày là một cơ hội để tỏa sáng. Mảng xám sẽ bị xóa tan và ngày mới lại bắt đầu.
Source: Theo Monster
Please sign in to perform this function