Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 33,173
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp sẽ tạo cho chúng ta một môi trường làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao, chẳng hạn việc làm quận 2, việc làm quận 12, việc làm quận 7,... Nhưng cư xử như thế nào cho tốt đẹp lại là việc không đơn giản chút nào.
Những điều nên làm…
1. Hiểu đồng nghiệp một cách chân thật. Không ai nỡ đối xử tồi với một người đồng nghiệp luôn chân thành với tất cả mọi người. Hãy mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, lắng nghe và chia sẻ để kéo mọi người đến gần nhau hơn.
2. Cố ghi nhớ. Sau khi gặp gỡ một ai, bạn hãy cố gắng ghi lại một vài điều nổi bật về con người đó và cuộc trò chuyện vào phía sau tấm danh thiếp của họ hoặc một quyển sổ nhỏ. Không có gì tệ hơn việc gọi nhầm tên đồng nghiệp hoặc tên sếp.
3. Chú ý đến thái độ của đồng nghiệp. Đừng “xâm chiếm” khoảng không gian riêng tư của bất cứ ai, nhất là khi họ đang bận hoặc đang muốn được yên tĩnh một mình. Nếu lúc nào bạn cũng ào tới và buôn đủ thứ chuyện, họ sẽ cảm thấy rất bực mình vì bị làm phiền. Họ cũng chẳng thích một cô đồng nghiệp luôn tò mò sờ mó đồ đạc của họ.
4. Biết nói lời cảm ơn chân thành. Khi một người đồng nghiệp nào đó giúp đỡ bạn về chuyên môn hoặc cho bạn những lời khuyên bổ ích thì bạn đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội để cảm ơn họ. Một tờ thiệp viết tay hoặc một cái mail bày tỏ sự cảm kích về những hành động giúp đỡ của họ là không thừa. Điều đó cho thấy bạn rất quý trọng mối quan hệ này.
Những điều không nên làm
5. “Xâm nhập” người khác. Một nhóm đồng nghiệp đang chuyện trò thì bạn từ đâu “xông” tới, cắt ngang câu chuyện của họ. Tất nhiên họ sẽ thấy bạn thật vô duyên, bởi rất có thể họ đang nói về những bí mật riêng của họ. Nếu đó không phải là nhóm đồng nghiệp thân của bạn, tất nhiên bạn là một “người lạ” rồi.
6. “Độc đoán”. Thay vì nói chuyện với 1 người, bạn hãy cố hòa đồng cùng những người khác. Với bạn, ai cũng là đồng nghiệp, ai cũng có thể chuyện trò thân thiện. Tất nhiên trước khi quay sang người khác, bạn phải biết khéo léo và lịch sự để kết thúc câu chuyện với người này.
Nhớ đừng buông ra những câu kiểu như: “Xin lỗi, có một người khác muốn nói chuyện với tôi”. Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng tỏ ra nịnh bợ, giả tạo.
7. Lạm dụng đồng nghiệp. Trong một cơ quan, các đồng nghiệp thường không ngại giúp đỡ qua lại lẫn nhau trong công việc cũng như những chuyện bên ngoài. Nhưng bạn đừng vì thế mà lợi dụng lòng tốt của họ. Đừng tiếp cận đồng nghiệp chỉ vì những lợi ích cá nhân rồi sau khi đạt được mục đích lại tỏ vẻ xa cách, làm lơ.
8. Lập “phe phái, bè lũ”. Chia bè phái, tụ tập thường đi đến một kết quả là sự phân biệt đối xử giữa các đồng nghiệp, đặc biệt là các nhân viên nữ. Bạn đừng kéo bè kéo cánh chỉ để nói xấu một ai đó nhé.
9. Không chịu làm quen với những đồng nghiệp mới. Nhà tâm lý học nổi tiếng Thacker nói rằng: Thiếu sự theo đuổi là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến bỏ lỡ mất cơ hội nghề nghiệp. Sự theo đuổi ở đây không gói gọn đối tượng là các đồng nghiệp
Việc giữ liên lạc với nhiều người sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp. Tất nhiên, điều quan trọng là mọi việc bạn làm đều phải được xuất phát từ trái tim chân thành.
10. Hạn chế bản thân mình. Nếu bạn chỉ giới hạn mình trong một thế giới nhỏ bé, bạn sẽ không bao giờ biết rằng trong thế giới rộng lớn này có rất nhiều người tốt, rất đáng để bạn kết thân. Nở một nụ cười với mọi người, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được hàng trăm nụ cười khác.
Sau cùng, bạn nên hiểu rằng, đồng nghiệp tốt không chỉ thể hiện bằng những nụ cười xã giao mà nó phải được xây dựng từ sự chân thành, cởi mở, quan tâm và chia sẻ.
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function