Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 57,746
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nếu bạn đang có ý định trở thành một kỹ sư, có thể đó là vì niềm đam mê của bạn dành cho toán học và khoa học. Tuy nhiên, dù có phải xây dựng những toà nhà trọc chời, thiết kế động cơ phản lực, hay tìm ra công thức của một loại dược phẩm hữu hiệu nào, tất cả các kỹ sư về cơ bản là những người giải quyết các vấn đề.
Bạn sẽ làm gì?
Xét theo nghĩa rộng, kỹ sư là những người áp dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề hay nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Công việc của họ có thể bao gồm :phát triển các chu trình xử lý hay thiết kế các sản phẩm mới.
Nhiệm vụ chính yếu của người kỹ sư là áp dụng một cách hiệu quả nhất các kiến thức khoa học vào thực tiễn. Dù cho kết quả cuối cùng là một sản phẩm hay quá trình, họ luôn phải cân nhắc đến sự an toàn, độ tin cậy và hiệu quả kinh tế. Bởi vì, nếu các sản phẩm họ tạo ra không thoã mãn các yêu cầu này, sẽ chẳng ai thèm để mắt đến chúng trên thị trường.
Nghề kỹ sư dựa trên các phương hướng giải quyết vấn đề logic và hệ thống, đặc biệt là trong các ngành khoa học và công nghệ cao. Hơn thế nữa, thực tế công việc rất đa dạng dẫn đến mỗi người có một chuyên môn khác nhau ví dụ như: kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư hoá học, kỹ sư hàng không.… Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho các kỹ sư làm việc trong lãnh vực này : kỹ sư phần mềm, kỹ sư mạng, kỹ sư phát triển web…
Kỹ sư chính là người tạo ra sự liên kết giữa các mục tiêu và hiện thực. Họ sở hữu tất cả các tri thức từ những khái niệm, ý tưởng, thiết kế cho đến triển khai, phát triển, thử nghiệm và hỗ trợ khách hàng.
Các công ty sản xuất thuê các kỹ sư thiết kế và phát triển các sản phẩm của họ như: thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, máy móc công cụ, hoá chất, thiết bị vận tải, máy bay, phương tiện thông tin và giao thông. Ngoài ra họ cũng đảm nhận việc phát triển các chu trình sản xuất cần thiết để tạo ra sản phẩm, từ thiết kế máy móc đến nhà xưởng vận hành.
Ngoài lãnh vực sản xuất, một số kỹ sư làm công việc thử nghiệm và kiểm tra các cấu trúc sản phẩm sao cho đạt hiệu quả kinh tế và độ an toàn cao nhất. Những người thuộc dạng này thường hoạt động trong các ngành dịch vụ. Ví dụ như, công ty có thể ký hợp đồng với một kỹ sư nào đó và yêu cầu anh ta kiểm tra giới hạn ứng suất của các kim loại dùng trong xe hơi, đánh giá cấu trúc hài hoà của tòa nhà hay phát triển một chu trình sản xuất hiệu quả hơn.
Ai có thể trở thành kỹ sư giỏi
Tinh thần làm việc tập thể là điều cần thiết trước hết đối với nghề nghiệp này. Ở trường, họ được dạy về các phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách chia thành các phần nhỏ và độc lập với nhau. Đây cũng chính là cách chia sẻ công việc giữa các thành viên trong đội. Các kỹ sư dày dặn kinh nghiệm thường giữ vai trò lãnh đạo nhằm đảm bảo cho dự án được tiến hành trôi chảy.
Người kỹ sư thành công nhất là người đạt được sự cân bằng giữa khả năng sáng tạo và khoa học. Họ có thể thành thạo các kỹ năng cơ bản cũng như sáng tạo các kỹ năng mới. Tính kỷ luật, sự kiên nhẫn, bền bĩ cũng là các tố chất quan trọng của người kỹ sư- bạn có thể sẽ mất nhiều năm hay thậm chí cả đời để giải quyết một vấn đề nào đó. Ngoài ra, người kỹ sư cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt đối với đồng nghiệp cũng như khách hàng.
Source: Thái Hằng / HR Vietnam
Please sign in to perform this function