Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,458
Nhân viên đang tư vấn du học cho học sinh |
Nhiều là thế, nhưng khâu quản lý vẫn chưa kiện toàn, nếu không muốn nói là chồng chéo. Phải chăng vì thế, không ít gia đình có nhu cầu cho con đi du học đã rơi vào tình trạng "khóc dở mếu dở..."!
Lời của nạn nhân
Một trường hợp cách đây không lâu từng gây xôn xao dư luận, đó là em H - một học sinh ngoan, giỏi đang theo học lớp 11 tại trường điểm của TPHCM, vì nghe lời tư vấn quá "ngọt ngào" và "viễn cảnh thiên đường" khi du học tại Mỹ của nhân viên tư vấn du học nên H đòi du học bằng mọi giá.
Thế nhưng, đặt chân đến đất Mỹ chưa đầy một tuần, H đã nằng nặc đòi trở về, nếu không sẽ "tự vẫn", bởi không thể thích nghi nổi với môi trường mới, không giống như những gì được nghe tư vấn... Gia đình của H kể lại, thông qua dịch vụ tư vấn mọi thủ tục nhanh chóng hoàn tất (ngay cả việc vượt qua vòng rất căng thẳng là phỏng vấn xin visa tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM).
Mọi việc tưởng suôn sẻ, không ngờ, H đã bị đổi trường học mới ở một nơi rất hẻo lánh, sinh hoạt bất tiện. Trước những thay đổi này, H đã bị sốc và quyết định quay lại, không du học nữa. Cuối cùng gia đình đã phải mất cả chục ngàn đô (chi phí trọn gói cho do đơn vị tư vấn cung cấp là 31.000USD, trong đó hai khoản tiền học phí và ăn ở mà HS lấy lại được chỉ khoảng 15.000USD) và khi trở về học tại Việt Nam, H phải chuyển sang một trường dân lập bởi đã rút hồ sơ khỏi trường và bị gián đoạn gần 2 tháng.
Tương tự, Nguyễn Trọng (ngụ Tân Phú) cũng đã nghe tư vấn của Cty H.Đ và đi du học tại Singapore khi đang là SV năm nhất ĐHDL Hồng Bàng. Sau khi học 2 năm ở nước bạn, chạy theo chương trình học không nổi do tiếng Anh quá kém, Trọng quyết định trở về và lại bắt đầu "đi lại từ đầu". Tiếc nhất là không còn được bảo lưu kết quả học tại ĐH Hồng Bàng nữa mà phải thi lại - Trọng tâm sự. Trọng mất 2 năm vô bổ cộng thêm cả gần 2.000USD tiền dịch vụ.
Cơ chế quản lý chưa hoàn chỉnh
Quy trình cấp phép và quản lý lĩnh vực này được giao cho hai đơn vị: Sở KHĐT cấp phép, nhưng quản lý sẽ là Sở GDĐT. Cách quản lý này khiến dễ xảy ra nhiều sơ hở và "vênh" nhau. Bởi, theo lãnh đạo của Sở KHĐT thì sau khi cấp phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, sở sẽ gửi thông tin qua Sở GDĐT TPHCM theo dõi quản lý. Và sau đó, Sở KHĐT "hết trách nhiệm".
Thế nhưng, các thanh tra của Sở GDĐT lại cho rằng hiện nay Sở GDĐT vẫn chưa có cơ chế quản lý cũng như không được xử phạt. Khi đề cập đến vấn đề này, GĐ Sở GDĐT TPHCM - TS Huỳnh Công Minh - đưa ra quan điểm: Để quản lý chặt chẽ và có hệ thống, nhất thiết cơ quan quản lý phải nắm được mọi khâu, từ việc cấp phép cho đến kiểm tra, hướng dẫn... Và để làm tốt cả quy trình đó thì phải có quy chế. Nhưng quy chế đến giờ vẫn chưa có.
Được biết, để hạn chế phần nào những "rủi ro" cho những gia đình cho con đi du học cũng như quản lý tốt hơn các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực này, Sở GDĐT TPHCM đã có dự thảo và xin phép các cấp thẩm quyền cho thực hiện việc quản lý. Còn trong khi chờ đợi cơ chế hoàn thiện thì Sở GDĐT vẫn chỉ có thể kiểm tra, định hướng và nhắc nhở chứ chưa thể có những biện pháp mạnh để quản lý một cách hiệu quả.
Source: Theo Lao Động
Please sign in to perform this function