Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,741
Australia là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Chi phí sinh hoạt trung bình của một học sinh du học tại đây vào khoảng 335 AUD/tuần, bao gồm các chi phí về chỗ ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, điện thoại, di chuyển, du lịch trong và ngoài nước và các chi phí bất ngờ.
Riêng đối với du học sinh theo học chương trình phổ thông, chi phí sinh hoạt mỗi tuần vào khoảng 275 AUD, bao gồm chỗ ở, thực phẩm, giải trí, di chuyển và các vật dụng liên hệ.
Tuy đây là chi phí trung bình có tính cách thực tế nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào cơ sở giáo dục, khóa học và cách sống của từng cá nhân.
Để được cấp thị thực du học sinh, bạn cần chứng minh mình có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt, học phí và tiền vé máy bay cho suốt thời gian khóa học kéo dài. Bạn có thể nộp đơn xin đi làm bán thời gian sau khi đã bắt đầu khóa học ở Australia. Tuy nhiên, bạn không được coi đây là nguồn thu nhập duy nhất của mình.
Australia là một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hoá |
Học sinh đến Australia du học bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế OSHC trong thời gian ở Australia theo diện thị thực du học. Du học sinh còn phải tự lo bảo hiểm tai nạn và tài sản. Tốt nhất bạn nên đóng bảo hiểm du lịch trước khi lên đường sang Australia nhằm đề phòng trường hợp bị mất mát hành lý, vé máy bay bị đình chỉ và trường hợp phải hồi hương.
Học phí
Mức học phí ở đây thì không cao và thấp hơn so với học phí ở Anh và Mỹ.
Một số cơ sở giáo dục có thể yêu cầu học sinh đóng thêm một số lệ phí liên hệ khác như lệ phí gia nhập hội sinh viên học sinh, thư viện và phòng thí nghiệm, lệ phí sử dụng các tiện nghi thể thao. Ngoài ra bạn có thể phải đóng thêm một số khoản phụ như du ngoạn, sách vở, văn phòng phẩm và các vật liệu cần thiết khác cho một số khóa học. Các chi phí này phụ thuộc vào khóa học cũng như cơ sở giáo dục. Do đó chúng tôi chỉ đưa ra những chi phí trung bình và bạn chỉ nên dùng những số liệu này như là những số liệu hướng dẫn. Tất cả các loại học phí đều được miễn thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ).
Bậc đại học | |||||||||
Các Khóa Học Cơ Bản | 9.000-14.000 AUD/năm | ||||||||
các khóa dự bị đại học và các khóa học chuyển tiếp | |||||||||
Chương trình cử nhân | |||||||||
|
|||||||||
Chương trình sau đại học | |||||||||
|
Trường đào tạo và dạy nghề | |
Chứng Chỉ I - IV Bằng Cao đẳng Bằng Cao đẳng Cao Cấp |
5.500-18.000 AUD/năm |
Trường phổ thông | |
Trung học Tiểu học và trung học cơ sở |
6.000-13.000 AUD/năm 5.000-11.000 AUD/năm |
Đào tạo Anh ngữ | |
chi phí thay đổi tùy theo thời gian khóa học và cơ sở giáo dục | 3.500-13.500 AUD/năm |
Học bổng
Đại đa số học sinh đến du học đều thuộc diện du học tự túc. Vì số lượng các suất học bổng không nhiều và số người xin học bổng lại đông, do đó việc xin được học bổng là điều rất khó khăn.
Một lớp học ở .
Du học sinh có thể nộp đơn xin học bổng do Chính phủ , các cơ sở giáo dục và một số tổ chức tài trợ. Hầu hết các suất học bổng nà y dành cho du học sinh ở bậc đại học, đặc biệt là các chương trình sau đại học. Chính phủ không có học bổng dành cho du học sinh theo học các khóa Anh ngữ. Tuy nhiên, một số cơ sở giáo dục của có những suất học bổng dành cho một số chương trình đào tạo Anh ngữ.
Chương trình học bổng của các trường đại học
Các đại học có một số học bổng dành cho du học sinh thuộc trình độ sau đại học, chủ yếu dành cho hai trình độ tiến sĩ và thạc sĩ nghiên cứu. Nội dung chương trình học và mức độ tài trợ do nhà trường quyết định.
Chương trình học bổng do các tổ chức khác tài trợ
Một số tổ chức từ thiện và tổ chức quốc tế cũng có các chương trình học bổng dành cho du học sinh. Bạn cần nộp đơn xin loại học bổng này ở quê nhà thay vì ở .
Khu mạng Hiệp hội các trường ĐH khối thịnh vượng chung(Association of Commonwealth Universities) có thông tin hướng dẫn về các chương trình học bổng dành cho sinh viên thuộc khối Thịnh Vượng Chung muốn theo đuổi chương trình sau đại học. Đây là các chương trình học bổng của chính phủ và của các tổ chức như Rotary Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng phát triển Á Châu, Liên hiệp quốc, Quỹ Rockefeller và một số tổ chức khác.
Làm việc trong khi đi học tại
Du học sinh đến theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép làm việc trong khi đi học. Một khi đã bắt đầu khóa học, du học sinh có thể dùng mẫu đơn 157P hoặc nộp đơn trực tuyến để xin cấp loại thị thực du học cho phép làm việc trong khi đi học.
Với loại thị thực này, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình của du học sinh cũng có thể xin làm việc tối đa 20 giờ/tuần vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Riêng đối với những du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ hoặc du học theo diện tài trợ của AusAID hoặc của Bộ Quốc Phòng, các thành viên trong gia đình có thể xin làm việc không giới hạn số giờ. Nếu là thành viên trong gia đình của một du học sinh mới bắt đầu chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, bạn cần có văn thư của cơ sở giáo dục chứng nhận thân nhân của bạn đã bắt đầu khóa học. Trong một số trường hợp đặc biệt, thân nhân phụ thuộc của du học sinh cũng có thể được phép làm việc.
Lệ phí xin thị thực du học cho phép làm việc là 55 AUD. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng loại thị thực này sẽ được xét lại hàng năm. Xin vào khu mạng của Bộ di trú, Đa văn hoá và bản địa i\\\ Trú, Đa Văn Hóa & Bản Địa Sự Vụ (DIMIA) để biết thông tin cập nhật.
Cần nhớ rằng số tiền kiếm được ở chỉ là thu nhập bổ túc và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất của bạn. Trước khi đến Australia, bạn cần chứng minh mình có đủ khả năng tài chánh để trang trải cho việc ăn ở, học phí, chi phí đi lại trong suốt thời gian học tập.
Đa số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin làm việc bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.
Một số cơ sở giáo dục có cả dịch vụ tìm kiếm việc làm cho học sinh. Khi đi làm, bạn cần có số hồ sơ thuế (tax file number) do Sở Thuế Vụ cấp. Bạn cần liên hệ với văn phòng Sở thuế vụ để biết thêm chi tiết về những yêu cầu cũng như thủ tục xin số hồ sơ thuế.
Các thông tin về thị thực du học trong khu mạng này là những thông tin sơ lược và có thể thay đổi. Muốn biết thêm thông tin chi tiết, chính xác và cập nhật hóa về thị thực du học cũng như các điều kiện quy định cho thị thực, xin vào khu mạng của Bộ Di trú, Đa Văn Hoá và Các Vấn Đề Bản Địa (Department of Immigration and Multicultural Affairs - DIMIA).
Các chi phí sinh hoạt ở
là một đất nước tân kỳ, thân thiện, chi phí sinh hoạt thấp nhưng lại là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Trung bình một học sinh du học tại chi trả khoảng 335 AUD/tuần cho các khoản: chỗ ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, di chuyển, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại, phụ phí. Chi phí sinh hoạt cao hay thấp tùy thuộc vào nơi học, khóa học và cách sống của mỗi cá nhân.
Bảo hiểm y tế
Du học sinh đến du học bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế. có một hệ thống bảo hiểm y tế dành riêng cho du học sinh để bảo đảm họ có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mà không gặp khó khăn về mặt tài chính. Hệ thống này tên là Bảo hiểm y tế dành cho du học sinh (Overseas Student Health Cover - OSHC). Học sinh bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế OSHC trong suốt thời gian ở theo diện thị thực du học. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và được sự hỗ trợ trong khi học tập tại . Bấm vào kết nối OSHC ở trên để biết thêm chi tiết về việc thu xếp bảo hiểm y tế cho bạn.
Các hình thức bảo hiểm khác
Ngoài ra còn có một số hình thức bảo hiểm khác mà bạn phải tự lo liệu và những hình thức này, bao gồm bảo hiểm tai nạn và tài sản, có thể giúp bạn an tâm khi học tập tại . Tốt nhất là bạn nên đóng bảo hiểm du lịch trước khi lên đường sang .
Các loại nhà trọ và chi phí thuê nhà
Tìm hiểu những lựa chọn về nơi cư ngụ ở . Du học sinh có thể chọn lựa một nơi cư ngụ với chất lượng tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chánh. Dưới đây là một số lựa chọn nơi cư ngụ.
Sinh viên .
Các cơ sở giáo dục của có những dịch vụ giúp học sinh tìm chỗ ở, hiểu rõ hợp đồng thuê nhà và những điều kiện có liên quan đến việc thuê nhà như quyền lợi và trách nhiệm của chủ nhà và người thuê nhà. Cơ sở giáo dục có thể sắp xếp chỗ ở tạm trước khi học sinh lên đường đến . Trong thời gian ở tạm, du học sinh có đủ thời giờ để xem xét và chọn cho mình loại nhà trọ và nơi chốn thích hợp cho việc học tập lâu dài tại . Học sinh có thể coi mục cho thuê nhà trên báo hoặc các bảng thông báo trong trường để tìm thuê chỗ ở thích hợp cho mình.
Bạn nên liên hệ với cơ sở giáo dục để biết thêm chi tiết về các loại nhà trọ cũng như chi phí thuê nhà.
Các loại nhà trọ Ước tính chi phí thuê nhà
Ở chung với gia đình người (homestay) là cách để tiếp thu lối sống của người dân một cách tự nhiên và thân thiện. Đây là một chọn lựa phổ biến cho du học sinh còn nhỏ tuổi, hoặc du học sinh theo học các khóa Anh ngữ ngắn hạn. Chi phí thuê nhà thường bao gồm các bữa ăn. Chi phí thuê nhà thay đổi tùy theo quý vị ở phòng riêng hay ở chung phòng. Đôi lúc tiền thuê nhà rẻ hơn nếu quý vị chọn ăn riêng. Một số trang trại cũng cho du học sinh ở trọ và cũng có những dịch vụ tương tự như homestay.
Các cơ sở giáo dục có danh sách những gia đình người sẵn sàng cho du học sinh ở trọ trong thời gian học tập. Lẽ dĩ nhiên các cơ sở giáo dục đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tư cách của những gia đình này, và biết rằng chỗ ở do họ cung cấp ở trong tình trạng có thể chấp nhận được.
Nhà trọ và nhà khách 80-135 AUD/tuần
Các nhà trọ thường do một số tổ chức điều hành như Youth Hostels Australia và Young Men's Christian Association (YMCA). Khách ở trọ dùng chung các tiện nghi nhà bếp và phòng tắm.
Thuê chung
Thuê nhà ở 50-160 AUD/tuần
70-350 AUD/tuần
Đây là loại nhà trọ học sinh thường thuê ở chung với nhau. Loại nhà trọ này thường được đăng trên báo và các bảng thông báo trong trường. Học sinh có thể phải tự mua sắm đồ đạc trong nhà. Khi thuê nhà, chung cư hoặc phòng đơn, chủ nhà đòi hỏi người thuê nhà đặt tiền cọc (security bond), bằng khoảng 1 tháng tiền thuê nhà, và trả trước tiền thuê nhà.
Ở nội trú 8.000-11.000 AUD/năm
Nhiều trường trung học phổ thông tư có khu nội trú bao gồm các dịch vụ ăn ở và giặt sấy quần áo cho du học sinh
Lưu ý: đây chỉ là chi phí nội trú, không bao gồm học phí
Khu ở trọ trường đại học 80-250 AUD/tuần
Chung cư đại học
Hầu hết các trường đại học đều có các khu nhà trọ ở trong hoặc gần trường như khu chung cư đại học (university apartment), khu ký túc xá cao đẳng (residential college) và khu nhà ở tập thể (halls of residence). Khu nhà ở tập thể thường có giá thuê rẻ hơn. Nói chung giá thuê chỗ ở cao hay thấp tùy thuộc vào loại nhà trọ.
Khu ký túc xá cao đẳng (residential college)
Khu ký túc xá cao đẳng là loại nhà trọ có cung cấp các bữa ăn. Giá thuê có hơi mắc hơn giá thuê khu nhà ở tập thể (halls of residence) nhưng bù lại học sinh không phải lo việc lau chùi và các việc trong nhà. Khu ký túc xá cao đẳng còn có các tiện nghi cho các sinh hoạt thể thao và xã hội, chỗ dạy kèm, thư viện và thường là có cả máy điện toán cho học sinh sử dụng.
Khu nhà ở tập thể (halls of residence)
Khu nhà ở tập thể thường nằm trong trường hoặc gần trường và có giá thuê rẻ hơn khu ký túc xá cao đẳng (residential college) do đó rất thích hợp cho du học sinh. Thông thường học sinh được cung cấp các bữa cơm và một số dịch vụ tẩy rửa. Tuy nhiên khu nhà ở tập thể chỉ dành riêng cho sinh viên học toàn thời. Học sinh cần nộp đơn đăng ký chỗ ở sớm vì có nhiều học sinh chọn loại nhà trọ này.
Thị thực du học
Chính phủ cho phép một số thành phần không phải là công dân hay thường trú dân đến học tập. Bất cứ ai không phải là cư dân đều có thể nộp đơn xin du học tại . Trước khi bắt đầu một khóa học, bạn cần xin và được cấp thị thực du học sinh.
Bạn chỉ có thể được cấp thị thực du học sinh nếu muốn theo học một khóa học có đăng ký hoặc một phân của khóa học này trên cơ bản học toàn thời gian. Một khóa học có đăng ký là một khóa học hay khóa đào tạo do một cơ sở giáo dục đã có đăng ký với Chính Phủ . Muốn biết thêm chi tiết xin ghé thăm bộ phận đăng ký các khóa học và cơ sở giáo dục cho du học sinh.
Nếu đến bằng thị thực du lịch hoặc thị thực làm việc trong thời gian nghỉ mát (working holiday visa), bạn có thể đăng ký theo học bất kỳ khóa học nào ngắn hơn 3 tháng. Nếu có ý định theo học trong thời gian hơn 3 tháng, bạn cần nộp đơn xin thị thực du học sinh.
Việc xin cấp thị thực du học sinh có một số lợi điểm. Với thị thực du học sinh, bạn có thể:
- Đóng bảo hiểm y tế học sinh đã được trợ cấp của
- Hội đủ điều kiện để theo học trong thời gian dài hơn 3 tháng
- Có thể thay đổi tình trạng cư ngụ ở thành du học sinh, và có thể xin giấy phép để làm việc trong thời gian học tập.
Những học sinh có ý định học ở Australia có thể nộp đơn xin cấp thị thực du học sau khi nhận được thư mời ghi danh khóa học (letter of offer) hoặc giấy xác nhận ghi danh điện tử (eCoE) có liên quan đến một hay nhiều khóa học toàn thời gian mà bạn có ý định theo học. Tuy nhiên chúng tôi đề nghị bạn khoan ghi danh khóa học hay lấy giấy xác nhận ghi danh điện tử cho đến khi được văn phòng Chính Phủ Australia tại địa phương đề nghị tiến hành.
Bạn nên liên hệ văn phòng Chính Phủ tại địa phương để tìm hiểu về: cách thức nộp đơn, và các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn. Bạn có thể nộp đơn xin cấp thị thực trực tuyến nếu là công dân của quốc gia thuộc mức thẩm định 1.
Lưu ý: Nếu là công dân của quốc gia thuộc mức thẩm định 3 hoặc 4, bạn cần có thư mời đăng ký khóa học kèm theo khi nộp đơn xin thị thực du học.
Tùy theo khóa học chính mà bạn dự định theo đuổi cũng như quốc gia nơi bạn đang sống, bạn có thể phải trải qua một cuộc Tiền thẩm định thị thực (Pre-Visa Assessment - PVA) trước khi được cơ sở giáo dục cấp xác nhận ghi danh điện tử (eCoE).
Các quy định về kiểm dịch
Chính phủ Australia có những quy định về kiểm dịch nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại côn trùng và bệnh dịch lạ có thể gây nguy hại cho các loài thảo mộc thiên nhiên, động vật, sức khỏe con người, môi sinh và cả ngành nông nghiệp của Australia. Việc kiểm dịch hiện do Sở thanh tra kiểm dịch (Australian Quarantine and Inspection Service) gọi tắt là AQIS đảm trách. Bạn nên liên hệ trực tiếp với ĐSQ hoặc hỏi những người có kinh nghiệm để biết những thứ bị cấm mang vào , cũng như những thứ gia đình và bạn bè không được gởi cho bạn qua đường bưu điện.
Source: Theo Ngôi Sao
Please sign in to perform this function