Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,200
Bên chị tuyển 1 lao động nước ngoài là người Singapore với vị trí Giám đốc tài chính. Bạn này trước đó đã làm việc liên tục 10 năm tại Việt Nam. WP (giấy phép lao động) hiện tại của bạn vẫn còn hiệu lực đến năm 2024, tuy nhiên là với công ty cũ. Bạn này muốn qua công ty chị làm (công ty mới) trong thời gian chờ cấp giấy phép lao động thì công ty chị có thể nhận bạn này vào làm việc và chi trả lương không?
Về vấn đề của chị, tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
...
Theo đó, người lao động nước ngoài (bất kỳ quốc gia nào) làm việc tại Việt Nam đều phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
Lao động nước ngoài chờ cấp giấy phép lao động
Theo khoản 3 Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để sử dụng người lao động nước ngoài thì phải có giấy phép lao động phù hợp, việc người này đang có giấy phép lao động tại đơn vị khác thì chưa đủ điều kiện để công ty chị sử dụng.
Do đó, trước khi có giấy phép lao động làm việc tại công ty mình mà công ty phát sinh tiền lương cho họ là không phù hợp, rủi ro sẽ bị xử phạt hành chính. Không có loại hợp đồng nào khác nhằm mục đích chi tiền lương phù hợp yêu cầu của chị được.
Thay vào đó, chị có thể thỏa thuận riêng với người lao động về việc chưa thanh toán lương, đợi xong thủ tục về giấy phép lao động thì sẽ xác định, chi trả vào kỳ lương đầu tiên sau khi ký hợp đồng lao động.
Theo Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function