Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,233
(NLĐO)- Nhiều yếu tố như sức khỏe bị ảnh hưởng sau sinh con, chăm sóc con cái những năm đầu đời, người thân đau ốm… gây ảnh hưởng công việc của lao động nữ, thậm chí phải nghỉ việc gián đoạn từ 1-3 năm và là một trong những lý do khiến họ rút BHXH một lần
Tại Hội thảo "Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ" do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định Luật BHXH liên quan đến đông đảo người lao động, trong đó có nữ giới. Những quy định bảo đảm bình đẳng giới là hết sức quan trọng, nhất là chế độ thai sản, hưu trí, BHXH một lần liên quan rất lớn đến nữ.
Theo thống kê, lao động nữ là đối tượng dễ bị tổn thương liên quan đến Luật này. Nữ giới cũng chiếm tỉ lệ lớn trong số những người rút BHXH một lần. Nữ cũng là đối tượng chủ yếu không được thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Lao động Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng nữ giới tham gia BHXH sớm nhưng cũng sớm rời hệ thống BHXH hơn
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Lao động Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lao đông nữ trong công nghiệp nói chung và lao động nữ di cư vào các khu công nghiệp nói riêng đã đóng góp rất nhiều cho phát triển kinh tế và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ của họ rất thấp. Trong trường hợp đối với lao động nữ trong khu vực chính thức, tỉ lệ tham gia BHXH của lao động nữ bắt đầu khá sớm, ngay từ khi họ mới gia nhập thị trường lao động, nhưng sau đó họ cũng sớm rời khỏi hệ thống BHXH, giảm nhanh tại các nhóm tuổi sau 35.
Một trong các nguyên nhân từ các lao động nữ nông thôn di cư. Họ thường rời nông thôn ở độ tuổi 17-18 để đi tìm việc làm tại các nhà máy, công ty trong các khu công nghiệp và bắt đầu tham gia BHXH. Tuy nhiên, đến độ tuổi 28-29 tuổi, khá nhiều lao động nữ di cư quyết định quay trở về quê hương để kết hôn và sinh con, họ từ bỏ công việc làm công hưởng lương và rời khỏi hệ thống BHXH ở độ tuổi còn rất trẻ và không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
Đồng quan điểm, nhiều ý kiến cũng cho rằng bên cạnh các yếu tố khách quan như việc làm bấp bênh sau dịch, người lao động (cả nam và nữ) bị mất việc, cuộc sống trở nên khó khăn dẫn đến việc rút BHXH một lần thì nữ giới bị nhiều yếu tố khác tác động hơn như sức khỏe yếu khi mang thai, sau 6 tháng nghỉ thai sản, không có người phụ chăm sóc con hoặc khi cha mẹ đau yếu cần người săn sóc… dễ khiến nữ giới phải nghỉ việc, gây gián đoạn quá trình lao động và tham gia BHXH, do không thể đi làm, nhiều người trong số đó quyết định rút BHXH một lần để trang trải chi phí sinh hoạt.
Lao động nữ cũng là đối tượng chủ yếu không được thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH.
Từng 2 lần đi đến quyết định rút BHXH một lần trong 10 năm làm việc, chị Trần Thị Thúy Vinh (41 tuổi, quê Bạc Liêu), hiện là phụ hồ tại quận Bình Tân, TP HCM cho biết lần đầu chị quyết định nghỉ việc để rút BHXH một lần vào năm 2018 là để chăm sóc con nhỏ bệnh tật (bị chậm phát triển), ông bà nội ngoại đều đã già không có người hỗ trợ. Lần thứ hai là đầu năm 2024 do công ty khó khăn, cắt giảm lao động, chị đã lớn tuổi khó tìm việc làm nên chọn đi làm tự do, công việc mới thu nhập bấp bênh nên chị lại phải rút BHXH một lần để lo cho gia đình. "Sức khỏe của mẹ tôi giờ rất yếu nên sắp tới, tôi định về quê một thời gian chăm sóc mẹ. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn lúc này vì cùng lúc phải chăm sóc hai người bệnh, mẹ và con gái nên tôi chọn rút BHXH một lần, chấp nhận sau này không có lương hưu"-chị Vinh tâm sự.
Source: Người lao động
Please sign in to perform this function