Giao dịch viên - Bật mí 7 điều ứng viên cần biết

Viewed: 51,704

Giao dịch viên là công việc “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm khi ứng tuyển việc làm tại ngân hàng. Cụ thể, Giao dịch viên là gương mặt đại diện chủ chốt của ngân hàng để giao tiếp và xử lý các nhu cầu của khách hàng.

Vậy cụ thể công việc này là gì? Mức lương Giao dịch viên như thế nào? Hãy cùng CareerViet khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Giao dịch viên là gì?

Để biết được công việc Giao dịch viên là gì, bạn hãy nhớ lại một lần nào đó mà bạn đã đến một ngân hàng bất kỳ. Chắc chắn, bạn sẽ tiếp xúc đầu tiên với một đội ngũ ưa nhìn và thân thiện ngồi tại quầy giao dịch gần cửa ra vào của ngân hàng. Họ chính là những người làm vị trí Giao dịch viên.

Tìm hiểu việc làm Giao dịch viên
Tìm hiểu việc làm Giao dịch viên

Công việc chính của những Giao dịch viên là giao tiếp và tiếp nhận các yêu cầu giao dịch của khách hàng. Trong đó, họ xử lý các công việc cụ thể như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, xử lý các thông tin về tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác phát sinh tại quầy giao dịch trong ngày.

2. Mô tả chi tiết công việc của Giao dịch viên là gì?

Công việc của Giao dịch viên rất đa dạng vì họ phải xử lý nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau và kể cả các công việc nội bộ. Dưới đây là những mô tả chi tiết nhất về công việc của Giao dịch viên cần phải làm.

2.1 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng khách hàng

Thông thường, khi tới ngân hàng, khách hàng sẽ được nhận số thứ tự để chờ xử lý giao dịch. Sau đó, Giao dịch viên sẽ có nhiệm vụ chào đón và tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, họ cần phải thể hiện thái độ tận tâm để có thể hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng những phương án phù hợp nhất.

2.2 Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

Tùy theo nhu cầu hoặc những vấn đề mà khách hàng gặp phải, Giao dịch viên sẽ tiến hành xử lý như sau:

- Hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục giao dịch theo yêu cầu.

- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu kinh doanh của ngân hàng như mở thẻ tín dụng, vay tín chấp, mở sổ tiết kiệm,...

- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu thị hiếu tài chính của khách hàng.

- Giải quyết khiếu nại của khách hàng về sự cố khi sử dụng dịch vụ như lỗi chuyển khoản, rút tiền, mất thẻ tín dụng,...

- Phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề nhanh chóng và kịp thời nhất.

Giao dịch viên tư vấn các sản phẩm tài chính cho khách hàng
Giao dịch viên tư vấn các sản phẩm tài chính cho khách hàng

2.3 Thực hiện những thao tác nghiệp vụ

Công việc Giao dịch viên đòi hỏi phải thành thục những chuyên môn nghiệp vụ như sau:

- Thực hiện các lệnh chuyển tiền và rút tiền trong tài khoản.

- Đăng ký mở và phát hành các loại thẻ ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng Visa, MasterCard,...

- Cấp lại mật khẩu, tạo tài khoản Internet Banking, khóa thẻ bị mất,...

- Xử lý các giao dịch thu mua và chuyển đổi ngoại tệ.

- Tư vấn và cung cấp các sản phẩm tài chính theo nhu cầu của khách hàng tại quầy nhanh chóng và kịp thời.

- Quản lý lưu lượng tiền mặt thu chi tại quầy và thực hiện báo cáo, đối soát giao dịch trong ngày đúng với số tiền mặt thu chi tại chi nhánh, trụ sở ngân hàng.

2.4 Chăm sóc khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ

Giao dịch viên chính là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và ngân hàng. Chính vì thế, họ cần thành thạo nghiệp vụ chăm sóc và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Trong đó, việc truyền tải đúng các tiêu chuẩn của dịch vụ với thái độ tận tâm là yêu cầu không thể thiếu dành cho Giao dịch viên. Nhờ vậy, họ có thể phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng và cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn.

3. Cơ hội và thách thức khi ứng tuyển việc làm Giao dịch viên

3.1 Cơ hội của công việc Giao dịch viên

- Cơ hội phát triển mối quan hệ rộng rãi
Để mọi thứ trong cuộc sống được “thuận buồm xuôi gió” thì ông bà ta có câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”. Công việc của Giao dịch viên sẽ mang đến cho bạn nhiều ưu thế để phát triển mối quan hệ rộng rãi vì bạn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng mỗi ngày.

Nhờ đó, bạn có thể thuận lợi phát triển trong nhiều mặt của cuộc sống hơn khi có được sự tin cậy và hỗ trợ của các mối quan hệ này. Ngoài ra, công việc này còn giúp bạn phát triển các kỹ năng về giao tiếp, thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng,... Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết để có thể thành công hơn trong cuộc sống.

- Môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp
Ngân hàng là môi trường có tính minh bạch cao và đòi hỏi nhiều quy trình chuyên nghiệp để mang đến những sản phẩm tài chính chuẩn xác nhất cho khách hàng. Do đó, khi ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên, bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với những trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất.

Ngoài ra, những người làm việc ở vị trí này đa phần đều là các bạn trẻ, có ngoại hình khá. Chính vì vậy, tinh thần làm việc của bộ phận này luôn tràn ngập sự năng động, mới mẻ và sáng tạo.

Đội ngũ Giao dịch viên năng động và trẻ trung
Đội ngũ Giao dịch viên năng động và trẻ trung

- Chế độ lương, thưởng, đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn
Có thể nói ngân hàng là nơi có cơ cấu vận hành cực kỳ ổn định so với các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, chế độ lương, thưởng của ngân hàng cực kỳ cao khiến nhiều người mơ ước.

Hằng năm, ngân hàng thường có nhiều đợt thưởng theo quý, theo chỉ tiêu kinh doanh và thưởng lễ, Tết có thể gấp 3 đến 6 lần tháng lương cố định. Đây cũng chính là điều khiến nhiều bạn trẻ quan tâm đến các vị trí làm việc trong ngân hàng để có thể hưởng được nhiều phúc lợi hấp dẫn trên.

3.2 Khó khăn, thách thức của công việc Giao dịch viên

- Yêu cầu về tốc độ và sự chuẩn xác 100% trong giao dịch
Công việc của Giao dịch viên yêu cầu phải xử lý thủ tục liên quan đến tiền nên đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối. Do đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khi phải thao tác nhanh chóng và chuẩn xác giao dịch cho số lượng khách hàng rất đông mỗi ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết cuối năm.

- Áp lực chạy KPI chỉ tiêu kinh doanh
Bên cạnh phải đạt các chỉ tiêu về công việc, Giao dịch viên sẽ phải chạy thêm các chỉ tiêu về kinh doanh như huy động vốn, kêu gọi khách hàng vay,... Nếu không đạt chỉ tiêu kinh doanh mà phòng và chi nhánh đặt ra, bạn sẽ không được hưởng chế độ lương, thưởng theo đúng quy định. Do đó, áp lực này sẽ giúp bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu làm việc và hưởng lương, thưởng xứng đáng.

- Trách nhiệm và rủi ro công việc
Giao dịch viên là người trực tiếp xử lý các giao dịch về tiền cho khách hàng hằng ngày nên đôi khi không tránh khỏi các sai sót khi xử lý nhiều yêu cầu trong thời gian ngắn. Khi có sự nhầm lẫn trong giao dịch, phân biệt sai tiền thật, giả,... bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại đã gây ra.

4. Những kỹ năng quan trọng nhất mà Giao dịch viên cần trang bị

4.1 Nắm vững kiến thức nền tảng trong ngành

Để trở thành một Giao dịch viên giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng trong ngành để có thể xử lý nhanh chóng các công việc hằng ngày và hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Cụ thể, bạn cần liên tục trau dồi và học hỏi các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng, nghiệp vụ giao dịch trên hệ thống, phân biệt tiền thật giả, Luật Ngân hàng,...

Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm nhiều kiến thức khác về thị trường tiềm năng, tâm lý khách hàng và đối thủ cạnh tranh,... để có thể phát triển được tư duy và thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất.

4.2 Kỹ năng giao tiếp tốt

Là công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hằng ngày, Giao dịch viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải biết cách lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của khách hàng và nhạy bén trong những vấn đề phát sinh. Khi sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể xử lý công việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nhanh chóng đạt được những chỉ tiêu kinh doanh nhờ những mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Giao dịch viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt
Giao dịch viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt

4.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Công việc của Giao dịch viên không vận hành riêng lẻ mà là một phần nhỏ trong cỗ máy vận hành của ngân hàng. Do đó, để cỗ máy này vận hành tốt thì mỗi Giao dịch viên không chỉ làm tốt phần việc của mình mà còn cần phải có tinh thần làm việc tập thể.

Chính vì vậy, khi rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhanh chóng thăng tiến hơn khi nhận được sự tin tưởng và tính nhiệm của cấp trên.

4.4 Kỹ năng thuyết phục “thượng đế”

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng thực sự quan trọng trong việc thuyết phục và thúc đẩy hành vi người dùng. Khách hàng có trung thành với doanh nghiệp của bạn hay không rất cần đến yếu tố này.

Để cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển tốt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, các Giao dịch viên cần có một kịch bản giao tiếp chuẩn, rõ ràng, dễ chịu và thuyết phục. Lựa chọn đúng từ ngữ, biết cách giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể phù hợp và làm chủ những gì bạn đang nói là những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Dưới đây là 6 tiêu chí cần có của một giao dịch viên để thuyết phục khách hàng tốt nhất.

- Luôn tự tin và làm chủ giao tiếp.

- Truyền đạt đúng thông tin và nội dung trong hạng mục giao dịch.

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi và có ý nghĩa.

- Đừng quên truyền đạt thông tin bằng mắt và hình thể.

- Tôn trọng và luôn lắng nghe khách hàng bằng thái độ chân thành nhất.

- Luôn nói lời cảm ơn với khách hàng sau mỗi phiên giao dịch.

4.5 Kỹ năng giải quyết và xử lý tình huống bất ngờ

Trong ngành dịch vụ, việc đối mặt với các tình huống khó xử lý xảy ra bất ngờ là điều không thể tránh khỏi. Với vai trò là một giao dịch viên, các tình huống không hài lòng về cách làm việc, xử lý dịch vụ của khách hàng đối với các bạn giao dịch viên gần như không còn quá xa lạ. Vậy làm thế nào để có đủ kỹ năng xử lý trong những tình huống bất ngờ? Đừng bỏ qua 6 kỹ năng cần thiết dưới đây.

- Luôn sẵn sàng chấp nhận các tình huống khó xảy ra và chuẩn bị một tinh thần thoải mái để xử lý.

- Lên một số kịch bản xử lý hợp lý trong những tình huống cơ bản hay xảy ra.

- Có một thái độ tích cực và lắng nghe phàn nàn của khách hàng trước khi phản hồi.

- Nếu không xử lý được ngay hãy cảm ơn khách hàng và báo lại thời gian xử lý sau. (Lưu ý: phải nghiêm túc giải quyết khi đã hứa hẹn với khách).

- Tiếp thu ý kiến trước và sau đó giải quyết từng hạng mục để tránh tình huống quá căng thẳng xảy ra.

- Xem các tình huống bất ngờ là cơ hội để bản thân nâng cao kỹ năng xử lý rủi ro.

5. Yêu cầu công việc đối với việc làm Giao dịch viên

- Có bằng cử nhân các ngành Tài chính Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh,...

- Có ngoại hình khá: Nam có chiều cao từ 1.65m; Nữ có chiều cao từ 1.58m. Giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn, không ngọng hoặc nói tiếng địa phương.

- Tính cách thân thiện, hòa nhã, cẩn thận và yêu thích giao tiếp. Có kỹ năng bán hàng và tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các nghiệp vụ ngân hàng liên quan.

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là một lợi thế.

- Có tư duy logic trong công việc, biết cách kiểm soát cảm xúc và có tinh thần cầu tiến.

- Có kiến thức nền tảng về kế toán ngân hàng và thị trường tài chính.

6. Mức lương cơ bản của công việc Giao dịch viên

Dựa theo khảo sát dữ liệu mức lương từ 182 mẫu tuyển dụng Giao dịch viên tại CareerViet.vn, lương trung bình của Giao dịch viên dao động từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn tùy theo năng lực của nhân viên và quy mô của ngân hàng.

Ngoài mức lương cơ bản trên, lương Giao dịch viên còn được hưởng thêm một khoản tiền khi đạt mục tiêu KPI của công việc. Do đó, tổng thu nhập của vị trí này hàng tháng có thể lên đến 20 triệu đồng khi đạt được những chỉ tiêu công việc do phòng và chi nhánh đặt ra.

Hơn thế nữa, các chế độ đãi ngộ và lương, thưởng cho nhân viên ngân hàng vô cùng hấp dẫn. Ngoài các quy định của Nhà nước về việc đóng các loại bảo hiểm, ngân hàng còn có nhiều chế độ đãi ngộ như lương tháng 13, thưởng lễ, Tết gấp 3 đến 6 lần tháng lương cơ bản. Nhờ những quyền lợi trên mà ngân hàng luôn nằm trong top những nơi làm việc đáng mơ ước nhất.

7. Các cấp bậc thăng tiến của Giao dịch viên

Thông thường, lộ trình thăng tiến của một Giao dịch viên sẽ diễn ra như sau:

- Đối với những người mới vào nghề từ 0 đến 2 năm đầu tiên, bạn sẽ làm ở vị trí Giao dịch viên.

- Sau đó từ 2 - 3 năm khi đã có kinh nghiệm và làm việc tốt, bạn sẽ được thăng chức lên làm kiểm soát viên.

- Khoảng từ 3 đến 5 năm làm việc tích lũy bề dày kinh nghiệm, bạn sẽ thi tuyển để được đề bạt lên chức trưởng phòng hoặc phó phòng Dịch vụ khách hàng.

- Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, bạn có thể phấn đấu và rèn giũa kinh nghiệm để có đủ khả năng đảm nhận vị trí Phó giám đốc Vận hành.

- Tiếp theo khoảng từ 7 đến 9 năm, khi bạn đã có đủ năng lực và cơ hội thì Giám đốc chi nhánh sẽ là vị trí bạn cần theo đuổi.

Khi đã có cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên, bạn sẽ có thể lập kế hoạch thực hiện và nỗ lực hành động cho mục tiêu của mình.

 

Một số câu hỏi liên quan đến giao dịch viên

Giao dịch viên trong tiếng Anh là gì?

Giao dịch viên trong tiếng Anh được gọi là Teller

Học ngành gì ra làm giao dịch viên?

Vị trí này không quá kén ngành học nên các bạn có thể học các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp… để ra làm giao dịch viên

Thông qua bài chia sẻ về việc làm Giao dịch viên, CareerViet hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin cần thiết và chuẩn bị đầy đủ hành trang để ứng tuyển công việc Giao dịch viên tại CareerViet.vn nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm Hà Nội | Tìm việc làm Bắc Giang | Tìm việc làm Bắc Ninh | Tìm việc làm Đà Nẵng

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank
Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank

Salary : Competitive

Bac Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Ninh Binh | Vinh Phuc | Bac Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Ca Mau | Ben Tre | Long An

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Thai Binh | Dong Thap | Lang Son

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Tien Giang | Thanh Hoa | DakLak

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Soc Trang | T. Thien Hue | Khanh Hoa

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

An Giang | Tay Ninh | Quang Nam

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

An Giang | Tay Ninh | Quang Nam

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

An Giang | Tay Ninh | Quang Nam

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Ca Mau | Ben Tre | Long An

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Binh Duong | Ba Ria-VT

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Quang Binh | Quang Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Soc Trang | Khanh Hoa | T. Thien Hue

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Tien Giang | Thanh Hoa | DakLak

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Soc Trang

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Tien Giang

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Ca Mau | Ben Tre | Long An

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Ninh Binh | Vinh Phuc | Bac Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary : Competitive

Thai Binh | Dong Thap | Lang Son

OCEAN BANK - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG
OCEAN BANK - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ha Noi

Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB

Salary : Competitive

Dong Nai | Ba Ria-VT

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary : Competitive

Hai Duong | Hai Phong

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary : Competitive

Tien Giang | Ca Mau

Similar posts "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback