Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,106
Ắt hẳn bất kỳ ai làm công việc liên quan đến tài chính đều từng nghe đến các chức danh giám đốc tài chính. Vậy giám đốc tài chính là gì? Họ sở hữu vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Vì sao việc làm giám đốc tài chính lại có sức hút đến vậy? Mời bạn đọc cùng CareerViet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer – CFO) là một trong những vị trí cấp cao trong công ty. Vị trí này chịu trách nhiệm quản lý công việc của bộ phận tài chính kế toán.
CFO là gì?
Công việc hàng ngày mà CFO phải làm là chuẩn bị các báo cáo tài chính và quản lý rủi ro về tài chính của công ty. Sau đó hoạch định kế hoạch tài chính, giám sát việc thực hiện các kế hoạch tài chính. Hơn hết là định hướng chiến lược tài chính cho công ty. Vì vậy, CFO luôn đứng trong top công việc hấp dẫn và được trả lương cao cho các ứng viên trẻ trong ngành.
Để dễ cho mục đích tham khảo, CareerViet đã chia vai trò của một CFO thành 4 nhóm vai trò chính dưới đây:
Các giám đốc tài chính được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực về kế toán tài chính và một số yêu cầu về giám sát khác. Trách nhiệm chính của nhóm này là quản lý tài sản của công ty thông qua hoạt động kiểm soát và quản lý rủi ro.
Quản lý nguồn tiền lưu thông trong doanh nghiệp
Giám đốc sẽ triển khai sử dụng các mô hình tài chính phù hợp với từng công ty và ngành nghề kinh doanh. Vai trò chính của nhóm này là tăng cường hiệu quả và năng suất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm cân đối chi phí sao cho hợp lý, linh hoạt.
Vai trò chính của nhóm CFO này là lập kế hoạch định hướng tương lai cho công ty nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp các kế hoạch tài chính cho ban lãnh đạo nhằm tối ưu lợi nhuận công ty.
CFO của nhóm vai trò này sẽ giúp các công ty, tập đoàn gắn kết với các đối tác về chiến lược kinh doanh.
Để tăng khả năng trúng tuyển, bạn cần hiểu rõ bản mô tả công việc giám đốc tài chính. Chắc hẳn khi đọc qua vai trò của vị trí này, bạn cũng đã hình dung được phần nào khối lượng công việc “khổng lồ” cần phải đảm nhiệm. Cụ thể như:
Quản lý, giám sát các bộ phận phòng ban kế toán, tài chính. Cụ thể gồm đội ngũ kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ,...
Với vị trí lãnh đạo và quản lý, CFO phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính nhất quán của các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Bạn cần biết cách “lèo lái” doanh nghiệp làm sao để đáp ứng các mục tiêu tài chính của công ty.
Ngoài ra, CFO cần chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hệ thống vận hành kinh doanh, đảm bảo tiến độ công việc của các bộ phận tài chính khác. Họ cũng phải đảm bảo một môi trường làm việc trong sạch, công bằng và minh bạch cho đội ngũ tài chính.
Thiết lập các quy tắc và quy định để các bộ phận trong công ty làm việc trơn tru, hiệu quả. Bên cạnh đó, CFO cũng là người tổng hợp công việc và báo cáo với cấp trên.
Rộng hơn, họ còn là người trực tiếp đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tài chính. Là người hướng dẫn và dẫn dắt nhân viên, hỗ trợ nhân viên phát triển các kỹ năng cá nhân, nhằm giúp nhân viên làm việc năng suất, đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
CFO quản lý tất cả các quy trình gắn liền với ngân sách. Bạn cũng phải đảm bảo rằng thông tin tài chính được báo cáo một cách minh bạch và chính xác, vì thông tin này có thể ảnh hưởng đến các quyết định của công ty.
Ngoài ra, CFO còn tổng hợp thông tin, thực hiện phân tích và trình bày kết quả phân tích tài chính của công ty. Họ trực tiếp tham gia vào quá trình lập ngân sách và đưa ra các dự báo về xu hướng tài chính trên thị trường. Dựa trên những dự báo này mà đưa ra chiến lược chính xác và phù hợp, liên quan đến hoạt động thương mại của công ty.
Dựa vào các khoản nợ và phân tích rủi ro kinh doanh, giám đốc bộ phận tài chính sẽ tiến hành kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong tài chính của công ty. Sau đó đưa ra các kế hoạch hỗ trợ để giúp cho công ty vận hành một cách hiệu quả.
Phân tích rủi ro về tài chính có thể xảy ra trong doanh nghiệp
Các CFO phải tạo ra một hệ thống quản lý kiểm soát chặt chẽ giúp nội bộ doanh nghiệp hoạt động ổn định và đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực kế toán và luật pháp của Nhà nước.
CFO cũng cần nắm bắt và quản lý tốt các vấn đề về bảo hiểm. Bạn cần phải lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ để xuất trình cho cơ quan, tổ chức kế toán và kiểm toán của chính phủ. Họ có nhiệm vụ nhìn nhận những rủi ro có thể xảy ra và báo cáo với cấp trên để xử lý.
Nhà quản lý tài chính không chỉ ghi lại dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại, mà còn lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Điều này giúp họ có thể đưa ra biện pháp cải thiện hoạt động của công ty và kết quả tài chính.
Xây dựng chiến lược kinh tế rất cần thiết để đạt mục tiêu tài chính
CFO cũng sẽ cộng tác với các bộ phận, tổ chức liên quan khác trong việc đóng góp, tư vấn về tăng trưởng kinh tế, lập kế hoạch kinh doanh và nếu cần thiết là huy động vốn. Họ cũng đưa ra các giải pháp kinh doanh để đạt được các mục tiêu tài chính mà công ty đang hướng đến.
CFO phải duy trì mối quan hệ thường xuyên với các ngân hàng và các nhà đầu tư. Họ sẽ thay mặt công ty tham gia vào các sự kiện và các dự án hợp tác kinh doanh khác. Mục đích là làm việc với các bên cũng như giúp ích cho việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
- Để lên được vị trí này, ứng viên phải có bằng đại học về các chuyên ngành như tài chính, kinh tế, kế toán hoặc ngành liên quan.
- Đã có bằng thạc sĩ hoặc chứng chỉ kế toán.
- Ứng viên nếu đã có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương tự sẽ là lợi thế.
- Có khả năng ứng dụng thương mại điện tử vào công việc. Điều này sẽ giúp ích cho việc quản lý các thiết kế và hệ thống tài chính của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm là yếu tố chủ chốt quyết định khả năng trúng tuyển của bạn. Kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp ứng viên có khả năng xử lý tình huống và kiểm soát rủi ro tốt.
Thông thường, tiêu chí tuyển giám đốc tài chính cần ứng viên có ít nhất mười năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc các vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Ngoài ra, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm quản lý các phương thức thanh toán thương mại điện tử, cũng như quản lý các thiết kế, hệ thống tài chính để kiểm soát hoạt động của công ty.
Hiện nay, hầu hết các CFO đều giữ chức danh Kế toán trưởng. Tuy nhiên, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của CFO rất khác so với của Kế toán trưởng, chính điều này đã gây nhầm lẫn cho các ứng viên. Dưới đây, CareerViet sẽ liệt kê chi tiết những kỹ năng của giám đốc tài chính để bạn có cái nhìn chính xác nhất.
Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một CFO để có thể nắm được tình trạng tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể.
Dựa theo các dữ liệu tài chính để nắm được hoạt động của công ty
Với kỹ năng quản trị dòng tiền, CFO có thể quản lý dòng tiền đầu vào và đầu ra của tổ chức một cách hài hòa. Đồng thời tránh được những rủi ro khiến công ty bị phá sản.
Kỹ năng này cho phép nhà quản lý tài chính kiểm soát các dòng tiền của dự án và điều chỉnh ngân sách tài chính phù hợp cho từng dự án.
Một CFO giỏi nên vạch ra các hướng đi trong tương lai cho nhóm để cải thiện hiệu suất kinh doanh và cung cấp cho các giám đốc điều hành các kế hoạch tài chính nhằm thúc đẩy và tăng lợi nhuận. Kỹ năng này giúp nhà quản lý xây dựng được một đội nhóm những người tài năng để đạt được hiệu suất cao.
CFO là người dẫn dắt, “lèo lái” bộ phận tài chính của công ty
Lưu ý rằng trên đây chỉ là yêu cầu tuyển dụng cơ bản của vị trí này. Mỗi doanh nghiệp sẽ có tiêu chí tiên quyết khác nhau. Để chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn, ứng viên hãy truy cập việc làm giám đốc tài chính để xem yêu cầu chi tiết nhất của doanh nghiệp mình muốn ứng tuyển.
Nhìn chung, mức thu nhập của CFO là rất cao, tương ứng với công sức, trách nhiệm và áp lực nghề nghiệp. Trên thị trường, mức lương trung bình của vị trí này là khoảng 50 triệu đồng/tháng. Mức lương này thậm chí có thể cao hơn, lên đến vài trăm triệu hoặc cả tỷ đồng đối với các CFO có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Mức lương hấp dẫn
Giống như hầu hết các nghề nghiệp khác, giám đốc tài chính đòi hỏi bạn phải bắt đầu từ những vị trí cơ bản. Cụ thể, lộ trình thăng tiến để trở thành CFO như sau:
- Các nhân viên tài chính thông thường sẽ bắt đầu từ vị trí nhà phân tích tài chính (Financial Analyst) và sau đó thăng tiến lên nhà phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst) => Kiểm soát viên tài chính (Financial controller) => Trưởng phòng Phân tích Tài chính (Manager of Financial Analysis) => Phó Giám đốc Kế hoạch Tài chính (Financial Planning Associate Director).
- Phó Giám đốc Kế hoạch Tài chính (Financial Planning Associate Director) là vị trí cuối cùng để đạt đến vị trí CFO.
- Nếu bạn bắt đầu ở vị trí kế toán, bạn sẽ cần vài năm kinh nghiệm làm việc để hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức về phân tích tài chính, quản lý tài chính dự án, quản lý dòng tiền và lập kế hoạch tài chính. Bạn có thể phấn đấu lên vị trí kế toán trưởng và dần trở thành CFO.
- Khi đã trở thành CFO, hãy cố gắng chứng minh năng lực của mình, khả năng cao bạn sẽ có thể vươn lên vị trí Giám đốc điều hành (CEO).
Trong một công ty, giám đốc tài chính là vị trí quản lý quan trọng thứ hai sau Giám đốc điều hành. Mong rằng những chia sẻ trên của CareerViet đã giúp ích phần nào cho bạn trên con đường phát triển sự nghiệp. Nếu bạn đam mê với ngành tài chính và có kỹ năng phân tích, phán đoán tốt, hãy “mạnh dạn” đặt cho mình mục tiêu để trở thành CFO trong tương lai. Ngoài ra, để tìm việc làm giám đốc tài chính phù hợp, bạn hãy truy cập ngay CareerViet nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function