10 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và hướng dẫn cách trả lời (phần 1)

23/02/2024 09:54 GMT+7

Yếu tố quan trọng nhất để thành công trong một buổi phỏng vấn là sự chuẩn bị. Bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ với bạn 10 câu hỏi và cách trả lời hiệu quả nhất khi phỏng vấn giúp bạn chủ động gia tăng cơ hội thành công có được công việc mơ ước.

Sự chuẩn bị giúp bạn tăng sự tự tin và dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng - Nguồn: Freepik

Sự chuẩn bị giúp bạn tăng sự tự tin và dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng - Nguồn: Freepik

1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

Nhà tuyển dụng thường thích nghe về những câu chuyện của ứng viên khi phỏng vấn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn có phần mở đầu, thân bài và phần kết thúc thật hấp dẫn khiến họ mong muốn tuyển dụng bạn cho công việc.

Nói về những thông tin có liên quan đam mê nghề nghiệp của bạn và tìm cách liên kết với trình độ học vấn. Trong câu chuyện, hãy đan xen những kiến thức học thuật và niềm đam mê của bạn đối với lĩnh vực hoặc ngành của công ty, kết hợp với kinh nghiệm làm việc của mình để khiến bạn trở thành người phù hợp nhất với công việc. Nếu bạn đã hoặc đang quản lý một dự án khó hay thú vị, hãy đề cập đến nó.

Ví dụ: "Nơi tôi ở không phải là một thành phố lớn, ở đây có rất ít cơ hội, đặc biệt là không có nhiều những ngôi trường tốt. Vì vậy, tôi bắt đầu học trực tuyến để học và cập nhật thêm những những thông tin, kiến thức mới. Đó là cách tôi học viết code và sau đó tôi tiếp tục lấy chứng chỉ lập trình viên máy tính. Sau khi nhận được công việc đầu tiên với tư cách là một lập trình viên front-end, tôi tiếp tục đầu tư thời gian để học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, các công cụ và framework front-end và back-end."

Giới thiệu bản thân’ là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn xin việc - Nguồn: Freepik

Giới thiệu bản thân’ là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn xin việc - Nguồn: Freepik

2. Bạn biết đến vị trí phỏng vấn này bằng cách nào?

Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đang tích cực tìm kiếm và quan tâm đến công ty của họ, hoặc nghe nói về vị trí này nhân viên nội bộ giới thiệu hay không. Nói chung, họ muốn biết bạn đến với họ bằng cách nào.

Nếu ai đó giới thiệu bạn vào vị trí này, hãy nhớ nói tên của họ. Đừng cho rằng người phỏng vấn đã biết về việc đó. Họ có thể muốn tìm hiểu xem bạn biết người đã giới thiệu bạn như thế nào. 

Ví dụ: nếu bạn và Steve (người đã giới thiệu bạn) đã từng làm việc cùng nhau trước đây hoặc nếu bạn gặp anh ấy tại một sự kiện , hãy đề cập đến điều đó để tạo thêm chút uy tín cho bản thân. Nếu Steve làm việc tại công ty và đề nghị bạn nộp đơn xin việc, hãy giải thích lý do tại sao anh ấy nghĩ bạn là người hoàn hảo.

Nếu bạn tự biết đến, hãy nói rõ điều gì khiến bạn chú ý vị trí đó, điểm cộng là nếu bạn có thể điều chỉnh các giá trị của mình phù hợp với công ty và sứ mệnh của họ. Bạn muốn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có lý do để chọn công ty của họ chứ không phải các công ty khác. 

Chẳng hạn như vị trí này phù hợp với bạn hay với hướng đi mà bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình? Ngay cả khi bạn không quen thuộc với tổ chức trước, hãy bày tỏ nhiệt tình và trung thực về lý do tại sao bạn quan tâm đến công việc này.

Ví dụ: "Tôi biết đến vị trí này qua LinkedIn của công ty vì tôi đã theo dõi trang được một thời gian. Tôi thực sự đam mê công việc mà công ty đang trong lĩnh vực X, Y và Z nên tôi rất hào hứng nộp đơn. Các kỹ năng cần thiết rất phù hợp với những kỹ năng tôi có và đây là cơ hội tuyệt vời để tôi có thể đóng góp cho công ty, cũng như là bước đi tuyệt vời tiếp theo cho sự nghiệp của tôi."

Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đang tích cực tìm kiếm và quan tâm đến công ty của họ - Nguồn: Freepik

Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đang tích cực tìm kiếm và quan tâm đến công ty của họ - Nguồn: Freepik

3. Bạn thích làm việc ở môi trường như thế nào?

Hãy chắc chắn tìm hiểu kỹ về tổ chức và văn hóa của công ty trước cuộc phỏng vấn. Môi trường ưa thích của bạn phải phù hợp với văn hóa nơi làm việc của công ty (và nếu không, công ty có thể không phù hợp với bạn). Ví dụ: bạn có thể tìm thấy trên trang web của công ty rằng họ có cơ cấu tổ chức như thế nào hoặc họ ưu tiên sự tập thể và quyền tự do. Đó là những từ khóa bạn có thể đề cập trong câu trả lời của mình cho câu hỏi này.

Nếu người phỏng vấn tiết lộ cho bạn điều gì đó về công ty mà bạn chưa biết, chẳng hạn như "Văn hóa của chúng tôi có vẻ rất chặt chẽ từ bên ngoài, nhưng trên thực tế là một môi trường thoải mái và có ít sự cạnh tranh giữa các nhân viên," hãy thử mô tả một trải nghiệm mà bạn đã có phù hợp với điều đó. Mục tiêu của bạn là chia sẻ tiêu chuẩn làm việc của bạn phù hợp với của tổ chức như thế nào.

Ví dụ: "Tôi thích môi trường có nhịp độ nhanh vì chúng khiến tôi cảm thấy mình luôn học hỏi và phát triển, nhưng tôi thực sự phát triển mạnh khi làm việc với các thành viên trong nhóm và giúp mọi người đạt được mục tiêu chung thay vì cạnh tranh. Lần thực tập cuối cùng của tôi là tại một tổ chức có văn hóa tương tự và tôi thực sự thích sự điều đó."

(Còn tiếp)

Feedback