4 NGUYÊN TẮC LẬP CHIẾN LƯỢC GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

Lượt xem: 10,134

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời sẽ hình thành một thị trường lao động mở cùng 14 triệu việc làm cho công dân toàn khối. Các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ người giỏi ra đi tìm cơ hội việc làm mới và việc xây dựng chiến lược giữ chân nhân tài trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hãy tham khảo 4 nguyên tắc sau đây

Xác định mục tiêu công ty

(Nguồn: Internet)

Mỗi sáng kiến giữ chân nhân viên thường nhằm mục đích giảm số lượng nhân viên nghỉ việc của toàn công ty và do phòng nhân sự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên khả năng nghỉ việc cao nhất thường có thể xuất phát từ những nhân viên giỏi nhất của phòng kinh doanh và công ty có thể mất doanh thu. Nếu vậy, hãy bắt đầu với mục đích ổn định doanh thu và tập trung giữ chân những nhân viên phòng này thay vì áp dụng đại trà chính sách chung cho cả công ty.

Thu thập thông tin đáng tin cậy

Các công ty với các quy mô khác nhau thường hay thu thập theo dõi thông tin số liệu về nhân viên, nhưng đa phần là thông tin không đồng nhất hoặc không sử dụng được nhiều, dẫn đến khó khăn trong quá trình lọc và phân tích thông tin thu thập được. Do đó, phòng nhân sự cần hệ thống thông tin hợp lý và đảm bảo tính khả dụng cho việc đề xuất chính sách nhân sự khi cần thiết.

Dự báo lượng nhân viên nghỉ việc từ những bước đơn giản

Bảng khảo sát nhân viên là một cách đơn giản và dễ thực hiện để biết được một nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không. Nếu nhân viên trả lời "không có ý định lâu dài" thì xét tiếp những yếu tố khác như thời gian công tác, vì nhân viên hợp đồng ngắn hạn thường ít có ý định tiếp tục làm việc cho công ty. Tiến hành từng bước và xem xét thêm nhiều thông tin có liên quan để hoàn thiện quy trình này.

Thường xuyên chia sẻ thông tin với cấp trên

New Image 2

(Nguồn: CareerBuilder VN)

Phòng nhân sự không nên chờ đến lúc có một chiến lược giữ chân nhân tài thật hoàn hảo mới báo cáo với cấp trên. Hãy cập nhật thông tin thường xuyên để giúp lãnh đạo công ty nắm bắt những xu hướng từ nhân viên và góp ý/phê duyệt cho những chính sách do phòng nhân sự đề xuất một cách nhanh chóng.

Nguồn : CareerViet

Bài viết cùng chuyên mục "Cẩm nang tuyển dụng"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback