Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 16,952
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Nhân tài của công ty bạn có thể xin nghỉ để đầu quân sang công ty khác. Đừng để điều này xảy ra và hãy tiến hành phỏng vấn giữ chân nhân viên (stay interview) trước khi quá muộn.
(Nguồn: Internet)
Phỏng vấn (PV) giữ chân nhân viên là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ phỏng vấn giữ chân nhân viên không giống với phỏng vấn nghỉ việc (exit interview) vì cuộc phỏng vấn này được tiến hành trước khi nhân viên chính thức nộp đơn xin nghỉ việc. Phỏng vấn giữ chân nhân viên là một bước chủ động mà bạn có thể tiến hành để hạn chế việc nhân viên nộp đơn xin nghỉ.
Định nghĩa về phỏng vấn giữ chân nhân viên:
PV giữ chân nhân viên là buổi phỏng vấn định kỳ giữa một người quản lý và một nhân viên có khả năng xin nghỉ việc cao để xác định và củng cố những yếu tố có thể thuyết phục nhân viên ở lại. Buổi này cũng nhằm mục đích tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến quyết định xin nghỉ việc của nhân viên.
Forbes định nghĩa phỏng vấn giữ chân nhân viên như sau: "Là một buổi phỏng vấn giữa một người quản lý và một nhân viên để trao đổi về tiến độ công việc, ý tưởng và phản hồi từ hai phía. Trên lý thuyết thì người quản lý nên nói ít và lắng nghe nhiều hơn. Những công ty thực hiện những cuộc phỏng vấn này thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc một cách đáng kể."
Những câu hỏi phổ biến trong một buổi phỏng vấn giữ chân nhân viên:
- Bạn thích gì về công việc này nhất? Yếu tố gì làm cho bạn gắn bó với công ty?
- Bạn muốn có mức độ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình làm việc tại đây? Bạn có nhận thấy mình đang mang đến sự khác biệt cho công ty hay không?
- Bạn có thường xuyên nhận được phản hồi để hoàn thành công việc tốt hơn không? Bạn có cảm thấy những đóng góp của mình được trân trọng và đối xử công bằng như các nhân viên khác?
- Nếu như có cơ hội thì bạn muốn thay đổi gì về vai trò hiện tại của mình? Bạn muốn mở rộng phạm vi nghề nghiệp của mình như thế nào?
- Bạn có thấy mình được tự do quyết định về cách thức, thời gian và nơi làm việc? Công ty có thể làm gì để giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc?
Tại sao phỏng vấn giữ chân nhân viên là cần thiết?
1) Phỏng vấn sẽ chỉ ra cho bạn những khía cạnh mà một người quản lý nên cải thiện hoặc phát triển bản thân.
PV giữ chân nhân viên là cơ hội để nhân viên giỏi thẳng thắn trao đổi và đánh giá về tính hiệu quả của những công việc hoặc chính sách của công ty. Về phía nhà quản lý, những thông tin này có thể giúp công ty phát hiện và điều chỉnh quy trình quản lý trong công ty. Thông thường thì những ý kiến hoặc quan điểm đa chiều luôn giúp ích cho công ty phát hiện những lỗ hỏng quản lý hoặc vận hành có thể gây tổn thất nặng nề.
2) Phỏng vấn cho thấy nhân viên giỏi quan tâm đến điều gì nhiều nhất ở công ty
Những câu trả lời bạn nhận được sẽ khác nhau giữa nhân viên giỏi và nhân viên bình thường, nhưng việc tiến hành phỏng vấn là cần thiết vì bạn sẽ phát hiện ra những yếu tố có ý nghĩa nhất giúp ứng viên thực sự gắn bó với công ty. Nếu nhiều nhân viên phản hồi rằng họ cần cân băng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn chính sách hiện tại của công ty, bạn nên cân nhắc việc tạo điều kiện cho nhân viên làm việc với thời gian linh hoạt. Nếu đa số nhân viên phàn nàn về chế độ đãi ngộ và phúc lợi của công ty, bạn cũng nên xem lại chế độ hiện tại để đảm bảo tính cạnh tranh với tình hình chung trên thị trường lao động.
3) Phỏng vấn giúp tăng sự tương tác giữa cấp quản lý và nhân viên, và làm giảm tỉ lệ nghỉ việc
Những vấn đề không được giải quyết tại công ty hiện tại (mà có thể bạn không biết) sẽ làm nhân viên giỏi cân nhắc chuyện nộp đơn xin nghỉ sang những công ty tốt hơn. Bạn có nên biết những vấn đề này hay chờ đến lúc nhân viên nộp đơn xin nghỉ chính thức? Ngoài việc phải để vuột mất một nhân viên giỏi, phỏng vấn giữ chân nhân viên giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình tuyển nhân viên mới thay thế.
Nguồn : CareerViet
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn