Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác

Lượt xem: 11,350

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Bất kỳ người quản lý nào cũng không muốn nghe rằng nhân viên mình đã được nhận vào công ty khác. Nhưng bạn nên phản ứng như thế nào: nên đưa ra đề nghị hấp dẫn hơn để giữ chân nhân viên, hay cứ nên để họ nghỉ việc? Làm sao bạn có thể biết được nhân viên chỉ viện cớ để được tăng lương?

 

Nguồn: Internet

 

Thực tế là nhân viên thường nghỉ việc vào thời điểm bạn không mong muốn. Nhưng đây lại là lúc tốt nhất để bạn nhìn lại bản thân mình trong vài trò là người quản lý và là cơ hội để bạn hiểu hơn về công ty, bộ phận của mình và cả chính bản thân bạn.

 

Hãy bình tĩnh và lắng nghe

Đừng phản ứng ngay lập tức – dù bạn có cảm thấy bực mình hoặc rối trí thế nào đi chăng nữa. Bạn chỉ cần nói với nhân viên “Hãy cho tôi biết thêm về công việc mới của bạn”. Sau đó, bạn sẽ có thêm thời gian để tổng hợp thông tin từ nhân viên về công ty mới, ngành nghề, sếp tương lai, đồng nghiệp và công việc. Các chuyên gia nhân sự cũng đề xuất những câu hỏi xoay quanh 4 chữ T sau: nhiệm vụ tại công việc mới (task), thời gian (time), đồng nghiệp (team) và kỹ năng (technique) họ có cho công việc mới. Nếu nhân viên gửi thông báo cho bạn qua email, tốt nhất là bạn nên gặp trực tiếp và trao đổi. Đây là tình huống mà một cuộc nói chuyện đối mặt trực tiếp là cách giải quyết tốt nhất, hoặc có thể qua Skype nếu bạn không ngồi cùng văn phòng.

 

Phát hiện ra nhân viên viện cớ tăng lương / thăng chức

Trong một vài trường hợp nhân viên sẽ dùng lý do là có công việc mới để được tăng lương hoặc thăng chức. Bạn có thể hỏi những câu chi tiết hơn để biết nhân viên đang nói thật hay chỉ giả đò. Nếu bạn biết chắc nhân viên không hề có việc mời nào cả, bạn đừng ngần ngại nói thẳng với họ về việc này. Nếu nhân viên thực sự có việc mới, chắc chắn họ sẽ nghỉ việc sau khi nói với bạn vì đã phần nào cân nhắc thiệt hơn giữa hai công ty. Ngược lại, nếu họ nói dối, bạn cũng đã hiểu thêm về nhân viên của mình.

 

Xem xét giá trị của nhân viên và hành động thích hợp

Sau khi bạn đã lắng nghe và hiểu thêm về công việc mới của nhân viên, việc bạn cần làm tiếp theo là xác định bạn có muốn giữ nhân viên lại hay không. Bạn cần phải biết giá trị của nhân viên đối với đồng nghiệp và đối với công ty. Tiêu chí chung là bạn sẽ giữ lại những nhân viên nào có khả năng đóng góp nhiều cho công ty nhất.

Dưới đây là những việc bạn cần làm:

  • Nếu như bạn không cảm thấy buồn khi nhân viên nghỉ việc: Phản ứng thích hợp nhất là cảm ơn nhân viên, tìm hiểu vì sao họ nghỉ việc để giúp bạn giữ chân những nhân viên hiện tại, và chúc họ thành công trong công việc mới. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để thăng chức cho một nhân viên khác có tiềm năng, hoặc tuyển dụng nhân viên mới.
  • Nếu nhân viên là một ngôi sao trong công ty: Bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc mới và so sánh sự khác biệt, sau đó giải thích với nhân viên vì sao họ nên ở lại công ty. Hãy dành thời gian trao đổi thêm với nhân viên về việc họ sẽ đạt được những gì khi họ ở lại công ty, ví dụ cơ hội đào tạo, tăng lương hoặc tiền thưởng, hoặc thăng chức. Tuy nhiên bạn cũng cần phải sử dụng những hình thức này một cách thận trọng vì nhân viên có thể đoán ra việc bạn đang cố gắng giữ chân họ. Trường hợp duy nhất mà bạn chắc chắn phải dùng đến hình thức này là khi việc nhân viên nghỉ việc sẽ gây ra tổn thất lớn cho công ty.

 

Nguồn: Internet

 

Đừng “qua cầu rút ván”

Ngay cả khi một nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc, bạn cũng đừng có ác cảm với họ. Hãy dành thời gian phỏng vấn họ trước khi nghỉ việc để bạn có thể thu thập thêm phản hồi và những đề xuất của họ cho công việc, cho công ty và cho bản thân bạn trong vai trò là sếp của họ. Bạn cũng nên tổ chức một buổi tiệc chia tay để cảm ơn nhân viên và chúc mừng nhân viên đã gắn bó và phát triển cùng công ty. Việc giữ liên lạc với nhân viên sau khi nghỉ việc cũng rất quan trọng và mạng lưới nhân viên cũ của công ty sẽ giúp bạn quảng bá để công ty bạn trở nên sáng giá với ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

 

Ngăn chặn những trường hợp nghỉ việc khác

Một nhân viên nghỉ việc sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình hình tuyển dụng trên thị trường lao động và những công ty khác đang làm gì để thu hút nhân tài. Bạn cũng hiểu thêm lý do vì sao nhân viên nghỉ việc và xây dựng những chính sách giữ chân nhân tài tốt hơn. Đa số trường hợp nhân viên chỉ biết giá trj của mình trong buổi phỏng vấn trước khi nghỉ việc. Bạn cũng phải “để mắt” đến những nhân viên sáng giá của công ty và “thăm dò” thường xuyên nếu họ có ý định nghỉ việc để có biện pháp thích hợp.

 

Những quy tắc cần nhớ

Nên:

  • Hỏi chi tiết về công việc mới
  • Giải thích về lợi ích khi nhân viên ở lại công ty
  • Biết rõ nhân viên nào có giá trị nhất cho công ty

Không nên:

  • Thể hiện sự giận dữ dù bạn rất buồn phiền hoặc có cảm giác bị phản bội
  • Đề ra mức lương thưởng cao hơn ngay lập tức
  • Ngại nói thẳng với nhân viên nếu như bạn phát hiện họ đang viện cớ nghỉ việc để đạt mục đích khác.

Nguồn : Nguồn: HBR

Bài viết cùng chuyên mục "Cẩm nang tuyển dụng"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback