Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Những bài học quý từ phim "Cuộc Đời Của Pi"

Lượt xem: 35,776

Nhà văn Yann Martel đã đoạt giải thưởng Man Booker với cuốn tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” (Life of Pi). Tác phẩm này đã được đạo diễn nổi tiếng của phim “Ngọa Hổ Tàng Long” - Lý An chuyển thành bộ phim thu hút hàng triệu khán giả trên thế giới trong thời gian vừa qua.


Tuyệt phẩm thu hút người xem với nhiều khung ảnh trực quan quyến rũ. Bạn có quyền phê bình và đánh giá nội dung, nhưng nhiều người xem sẽ thừa nhận rằng có một số bài học lớn trong cuộc sống và kinh doanh mà có thể học từ phim “Cuộc đời của Pi”:

1. Nếu bạn tin vào mọi thứ thì rốt cuộc bạn sẽ không tin vào điều gì cả

Cha của Pi Santosh Patel nói điều này với Pi tại bàn ăn trong một buổi ăn tối khi ông nhận ra sự tò mò của con trai về các tôn giáo khác nhau và muốn làm theo các tôn giáo ấy cùng một lúc. Lời nói của ông đã đúng không chỉ trong tín ngưỡng tôn giáo mà trong cả cuộc sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh.

Thật khó để đi theo nhiều con đường khác nhau cùng một lúc. Nếu ai đó làm như vậy thì họ tự mâu thuẫn với chính mình, tạo ra sự nhầm lẫn, mất sự tập trung và nhất là lãng phí các nguồn tài nguyên quan trọng.

Là một doanh nhân, bạn nên chọn cho mình người hướng dẫn, cố vấn giỏi và thực hiện những lời khuyên một cách khôn ngoan. Nếu lắng nghe tất cả các lời khuyên, lời tư vấn, bạn sẽ hạn chế chính bạn trong việc nắm bắt cơ hội và chậm trễ trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình.
Là doanh nhân, bạn phải chọn cho mình một mô hình kinh doanh một cách cẩn thận và thực hiện nó như một đức tin để đi đến mục tiêu. Trong những ngày đầu, điều quan trọng là phải chọn cho mình sự ưu tiên và những phân khúc cụ thể để tiến hành chiến lược.

Theo đuổi nhiều con đường khác nhau cùng một lúc sẽ nhanh chóng hủy hoại nguồn lực và cuối cùng là vỡ mộng với toàn bộ quá trình.

2. Xây dựng thương hiệu rất quan trọng

Pi Patel sinh ra với tên Piscine Molitor Patel được đặt bởi ông chú của mình phía sau một bể bơi ở Pháp. Cách phát âm của tên này đã tạo cho Pi rất nhiều đau khổ, vì nó trở thành những câu chuyện hài hước trong trường học cũng như ngoài đời.

Anh sớm nhận ra sự phiền toái của tên mình và cố gắng giải thích với từng người, từng nhóm người là nó bắt đầu bằng chữ Pi trong chữ cái Hy Lạp… Tuy nhiên tình hình có vẻ không khá hơn. Anh đã quyết định tự nhớ giá trị Pi (π) với hàng trăm số lẻ của nó và chứng minh trên lớp cho mọi người biết đến khả năng của mình. Từ đó người ta gọi cậu là Pi.

Pi đã thành công khi gắn một câu chuyện với cái tên của mình. Trong kinh doanh cũng vậy, khi tạo ra một thương hiệu mới hay muốn thay đổi một thương hiệu hiện tại đang có vấn đề của mình, bạn cần tạo ra một câu chuyện để nắm bắt trí tưởng tượng và trí nhớ của khán giả hay khách hàng tiềm năng.

Trước khi đặt một thương hiệu mới phải thật cẩn trọng, vì làm lại thượng hiệu vừa đắt tiền vừa tốn rất nhiều thời gian như Pi Patel đã thực hiện. Chọn một thương hiệu tốt có thể là bước đầu tiên hướng tới xây dựng một thương hiệu thành công.

3. Lập kế hoạch là điều cần thiết chứ không phải là tùy chọn


Pi bắt đầu hoạch định cho kế hoạch sống sót của mình

Khi chiếc tàu bị chìm, Pi được ném xuống biển trên một chiếc tàu cứu sinh với một số lượng thực phẩm và đồ cấp cứu rất hạn chế. Pi buộc phải thực hiện một kế hoạch sống sót với một thời gian không chắc chắn trên vùng biểu sâu và khắc nghiệt. May mắn thay, anh đã tìm ra một cuốn sổ tay giúp anh lập được kế hoạch cho thời gian sống sót của mình.

Nếu bạn là doanh nhân, hãy suy nghĩ về cuốn sổ tay và kế hoạch kinh doanh của mình. Điều quan trọng là bản kế hoạch luôn ở bên cạnh và bạn luôn nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Một khi bạn có sự hoài nghi nào đó, hãy xem xét và thực hiện theo kế hoạch.

Khi khởi nghiệp, điều quan trọng nhất với mỗi doanh nhân là tiền. Bạn phải hoạch định nguồn tài nguyên tài chính đủ cho đến khi có nguồn thu nhập bán hàng hay khoản đầu tư mới, để luôn giữa vững dòng tiền kinh doanh, cũng giống như giữ nguồn năng lượng cho cuộc hành trình.

Trong cuộc sống cũng vậy, bạn phải lập kế hoạch cho nhiều tình huống khác nhau, ngay cả khi nguồn thu nhập thấp, bạn vẫn có thể có một cuộc sống ý nghĩa.

4. Đừng để tất cả các trứng vào một giỏ

"Sự cố cá voi" của Pi

Khi Pi bất ngờ tìm thấy con hổ Richard Parker trên thuyền cứu sinh, anh quyết định ném tất cả vật dụng và thức ăn dự trữ trên thuyền sang chiếc bè, cột chiếc bè với thuyền cứu sinh và chuyển sang sống trên chiếc bè để tránh bị con hổ ăn thịt. Ngay lúc đó, có vẻ đó là một quyết định khôn ngoan, vì anh vẫn chưa hình dung được những nguy hiểm lớn hơn mà anh chưa bao giờ biết đến.

Vào một buổi tối, một con cá voi khổng lồ xuất hiện lật úp chiến bè, vứt đi tất cả nguồn thực phẩm dự trữ và nước ngọt. Lúc đó Pi nhận ra rằng sống chung với con hổ Parker trên thuyền có lẽ là một sự lựa chọn tốt hơn.

Khi bắt đầu khởi nghiệp, nguồn tài nguyên thường khan hiếm. điều quan trọng là bạn phải ngăn chặn sự rò rỉ và mất mát. Bước vào một lãnh thổ không rõ, khai phá một thị trường không nghiên cứu và ném toàn bộ nguồn lực của mình vào thị trường, không xây dựng một sân sau để rút lui là một sai lầm chết người.

Nếu bạn có nhiều sản phẩm nhưng chỉ có một nguồn tài nguyên thì cách tốt nhất là chia nguồn lực theo từng nhóm sản phẩm, tránh sự phụ thuộc vào chỉ một sản phẩm thành công, vì giai đoạn khởi nghiệp thường không chắc chắn.

Trong cuộc sống, nếu bạn muốn đầu tư cho một tương lai tốt hơn, bạn đừng nên dồn hết toàn bộ nguồn tài nguyên có sẵn cho một sự lựa chọn. Trong sự nghiệp, hãy luôn nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu thực tế của thị trường việc làm, không nên trói mình hoàn toàn vào công việc hiện tại trong một thời gian dài.

5. Tìm hiểu để cùng tồn tại


Pi bắt đầu "hòa giải" để cùng tồn tại trên thuyền với Parker

Sau sự cố cá voi, Pi nảy ra ý định cần phải "hòa giải" với hổ Parker để cùng sống trên tàu cứu sinh, một ý tưởng mà anh luôn gạt bỏ từ trước tới nay.

Bước đầu tiên, anh bắt đầu giao tiếp với Parker bằng cách huấn luyện, đánh dấu lãnh thổ và thiết lập một số quy tắc. Sống cùng Parker trên thyền, anh luôn giữ chính mình ở trạng thái cảnh giác. Nhưng khi Parker đói bụng và nhảy xuống biển bắt cá, Pi đã giúp nó trở lại thuyền một cách từ từ. Parker được xem là một nhà đồng sáng lập và cũng là đối thủ cạnh tranh trong suốt hành trình (kinh doanh) của Pi.

Là doanh nhân, bạn phải tồn tại và sống với cả hai đối tượng như vậy. Với đối tác đồng sáng lập, điều quan trọng để giao tiếp rõ ràng là xác định vai trò, trách nhiệm và đảm bảo rằng cả hai không vi phạm không gian của nhau.

Là một doanh nhân bạn phải tìm cách cùng sống với đối thủ cạnh tranh của mình, và luôn cảnh giác để đảm bảo bạn không bị đánh bại. Để cạnh tranh lành mạnh, bạn không nên dễ dàng chọn những cách thức thực hiện phi đạo đức, hay các chiến thuật bẩn thỉu để chiếm lấy thị phần. Thậm chí đôi khi nên vừa cạnh tranh vừa giúp đối thủ của mình nếu nó giúp thị trường tổng thể phát triển.

6. Luôn tiếp tục di chuyển


Pi bị trôi dạt đến hòn đảo có tảo ăn thịt người

Khi Pi bị trôi dạt đến một hòn đảo bí ẩn của tảo ăn thịt người, có vẻ như anh bị trôi dạt đến một ốc đảo dồi dào thực phẩm và nước ngọt, là một nơi trú ẩn lý tưởng. Nếu hài lòng thì nó cũng tương tự như việc tìm ra một giải pháp trung bình cho một vấn đề chiến lược. Tuy nhiên, càng về cuối cuộc hành trình thì thường là phần khó khăn nhất, vì lúc đó cơ thể và tâm trí luôn có ý muốn từ bỏ. Hay cũng có thể có những thỏa hiệp dễ dàng và đầy nguy hiểm, cũng giống như nếu Pi quyết định sống trên đảo với đầy loài tảo ăn thịt vào ban đêm.

Trong kinh doanh cũng vậy, hãy giữ cho mình luôn di chuyển và không được tự mãn với những thành công tạm thời. Điều quan trọng là luôn để mắt và tâm trí đến mục tiêu cuối cùng. Pi đã quan sát cách tồn tại của những sinh vật trên đảo để tìm ra cách thức tồn tại của chính mình.

Là doanh nhân, cần phải luôn nắm bắt thị trường, luôn tìm cách tung ra những sản phẩm mới, tốt hơn để chiếm lấy những khoảng trống của thị phần. Đôi khi bạn cũng phải quyết định thay đổi mô hình kinh doanh nếu thị trường đòi hỏi bạn phải thực hiện như vậy.

7. Đừng bỏ cuộc

 


Luôn hi vọng vào cuộc sống

Cuộc đời của Pi là một câu chuyện của tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc thậm chí trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Cho dù giữa đại dương bao la, bão to, sóng lớn, cá voi, hỗ dữ..., Pi không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót.

Tương tự, một doanh nhân cần có những đức tính này, những ngày đen tối rồi sẽ trôi qua. Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn, từ bỏ cuộc sống. Sẽ có những lúc bạn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, gần như bên bờ vực phá sản, nhưng cũng giống như triết lý vô thường của cuộc sống, những khó khăn chỉ là tạm thời. Ngay cả khi bạn đã thử hết tất cả mọi cách thì bạn cũng có khả năng thử lại, chỉ có điều là làm nhiều hơn một chút.

Hãy luôn nhớ rằng, luôn có ai đó quan sát bạn và bạn luôn có lý do để cố gắng. Sẽ luôn có cơ hội cho bạn, như Pi khi đang đói bỗng nhiên có cá bay cung cấp thực phẩm, có cơn mưa rào cung cấp nước ngọt, có hòn đảo để nghỉ ngơi...


Các doanh nhân trẻ sẽ tìm được nhiều bài học sâu sắc khác từ bộ phim này.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Nguồn : Theo Nhượng Quyền Việt Nam

Bài viết cùng chuyên mục "Nghệ thuật quản lý"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback