Lọc
Nhân viên mua hàng là một vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức hoặc công ty, có nhiệm vụ quản lý và thực hiện các hoạt động mua sắm và cung ứng. Công việc của họ liên quan đến việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, và đàm phán với các nhà cung cấp để mua đủ nguyên vật liệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ cần thiết. Họ có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp có đủ nguyên liệu sản xuất ở chi phí mua hàng thấp nhất.
Công việc chính của nhân viên mua hàng có thể bao gồm:
Thiết lập nguyên tắc lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm: đây một bước quan trọng trong quản lý mua sắm của một công ty vì nó giúp nhân viên mua hàng hiểu rõ hơn về quy trình mua sắm, từ đó đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn nhà cung cấp.
Tìm hiểu mức giá của thị trường: Điều này giúp cho nhân viên mua hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm hợp lý về mặt giá cả, tránh mua sản phẩm với giá cao hơn so với giá thị trường. Ngoài việc tìm hiểu, nhân viên mua hàng còn phải thường xuyên cập nhật bảng giá từ các nhà cung ứng để đảm bảo mua đúng giá tại mọi thời điểm.
Tìm kiếm nguồn cung cho sản phẩm: Dưới đây là quy trình tìm kiếm nguồn cung của một nhân viên mua hàng:
Tạo danh sách các nhà cung cấp uy tín.
Đặt ra các tiêu chuẩn về hàng hóa, chính sách khuyến mãi, chế độ bảo hành… theo yêu cầu của công ty để tìm nhà cung ứng phù hợp.
Nộp thông tin nhà cung cấp mình cảm thấy phù hợp với các tiêu chí để cấp trên xem xét và phê duyệt.
Lưu trữ đầy đủ thông tin về nhà cung cấp theo quy định của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp.
Liên hệ, đàm phán mua nguyên vật liệu, thành phẩm: nhân viên mua hàng cần liên hệ và đàm phán để tìm được sản phẩm với giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách của công ty.
Kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp trong quá trình cung ứng: Kiểm tra và đánh giá giúp cho công ty có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này cũng là cơ sở để đưa ra quyết định sẽ tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp này hay không.
Việc làm nhân viên mua hàng (Purchasing Clerk): Chịu trách nhiệm tìm kiếm, lựa chọn và mua nguyên vật liệu, sản phẩm cần thiết cho công ty. Họ phải đảm bảo các sản phẩm mua vào đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giá cả hợp lý.
Việc làm chuyên viên mua hàng (Purchasing Specialist): Chuyên môn hóa trong việc lên kế hoạch và chiến lược mua sắm, thương lượng giá cả và điều kiện hợp đồng với nhà cung cấp. Họ thường làm việc với các nhà cung cấp lớn hoặc các sản phẩm đắt tiền.
Việc làm nhân viên mua sắm nguyên vật liệu (Materials Buyer): Chịu trách nhiệm mua các nguyên vật liệu, phụ kiện, và thiết bị cần thiết cho các công ty sản xuất hoặc xây dựng, đảm bảo quy trình sản xuất không bị gián đoạn.
Việc làm chuyên viên tìm nguồn cung ứng (Sourcing Specialist): Tìm kiếm và phát triển các nguồn cung ứng mới, làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm với giá cả và chất lượng tốt nhất.
Việc làm quản lý mua hàng (Purchasing Manager): Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình mua sắm của công ty, từ việc lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng đến theo dõi và kiểm soát ngân sách mua hàng.
Việc làm chuyên viên mua hàng quốc tế (International Buyer): Đảm nhận việc mua hàng từ các nhà cung cấp quốc tế, bao gồm thương thảo giá cả, điều kiện giao nhận và các thủ tục hải quan.
Việc làm nhân viên quản lý kho (Inventory Control Clerk): Quản lý kho hàng, theo dõi lượng hàng tồn kho và đảm bảo việc mua sắm nguyên vật liệu hoặc hàng hóa mới được thực hiện kịp thời để tránh thiếu hụt.
Việc làm nhân viên mua hàng trong ngành bán lẻ (Retail Buyer): Làm việc trong các doanh nghiệp bán lẻ, chịu trách nhiệm mua các sản phẩm tiêu dùng, quần áo, giày dép, hoặc đồ điện tử sao cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng của khách hàng.
Việc làm chuyên viên phân tích mua hàng (Purchasing Analyst): Phân tích xu hướng mua sắm, đánh giá hiệu quả chi tiêu và giúp công ty đưa ra quyết định mua sắm tốt hơn bằng cách phân tích dữ liệu và thị trường.
Việc làm giám đốc mua hàng (Purchasing Director): Lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động mua sắm của công ty, phát triển chiến lược mua hàng dài hạn, và quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp chủ chốt.
Các vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo công ty có đủ nguyên vật liệu hoặc sản phẩm để duy trì hoạt động hiệu quả.
Không có gì ngạc nhiên khi thấy nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng đang gia tăng. Sự phát triển của thị trường và công nghệ thông tin đã mở ra một loạt các cơ hội và thách thức mới đối với nhân viên mua hàng. Ngoài các kỹ năng tìm kiếm các nhà cung cấp toàn cầu, đàm phán hợp đồng, quản lý chuỗi cung ứng, người làm nghề nhân viên mua hàng có phải biết ứng dụng các công cụ và phần mềm tiên tiến để tối ưu hóa quá trình mua sắm. Các tổ chức đang tìm kiếm những người có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để đảm bảo rằng họ có thể duy trì sự cung ứng nguyên liệu chất lượng liên tục mà vẫn dẫn đầu về chi phí thấp.
Việc làm Hà Nội: Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng cao, đặc biệt trong các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại và bán lẻ. Các công ty tại đây yêu cầu nhân viên mua hàng có khả năng đàm phán và quản lý nguồn cung ứng hiệu quả.
Việc làm TPHCM: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, nơi nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng rất mạnh mẽ. Các công ty sản xuất, thương mại điện tử, bán lẻ, và các doanh nghiệp quốc tế tại đây thường xuyên cần nhân viên mua hàng có kỹ năng thương lượng và quản lý chuỗi cung ứng.
Việc làm Đà Nẵng: Đà Nẵng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng trong các ngành sản xuất, xây dựng và du lịch. Các vị trí cần tuyển dụng chủ yếu là nhân viên mua nguyên vật liệu cho các công ty sản xuất và dự án xây dựng.
Việc làm Cần Thơ: Cần Thơ có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng chủ yếu trong các lĩnh vực nông sản, chế biến thực phẩm và sản xuất. Các công ty tại đây cần nhân viên có khả năng tìm nguồn cung ứng hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc làm Bình Dương: Bình Dương, với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng cho các công ty sản xuất, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp điện tử và vật liệu xây dựng.
Việc làm Hải Phòng: Hải Phòng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng trong các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics. Các công ty cần nhân viên có kỹ năng quản lý nguồn cung ứng và điều phối hàng hóa, đặc biệt là các công ty lớn trong khu vực cảng biển.
Việc làm Nghệ An: Nghệ An có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mua hàng chủ yếu trong các ngành sản xuất và chế biến nông sản. Các vị trí tuyển dụng chủ yếu là nhân viên mua nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm.
Nhân viên mua hàng có nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Họ có thể tiến xa hơn trong vai trò của mình và trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực mua sắm và cung ứng. Dưới đây là một số cơ hội phát triển quan trọng và lộ trình thăng tiến mà nhân viên mua hàng có thể theo đuổi
Việc làm nhân Viên Mua Hàng (Purchasing Officer/Coordinator): Đây trí cơ bản và thấp nhất trong lộ trình thăng tiến. Ở vị trí này bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ mua hàng hàng ngày và làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp.
Việc làm chuyên Viên Mua Hàng (Purchasing Specialist): Đảm nhận trách nhiệm quản lý các thương thảo hợp đồng phức tạp hơn, tối ưu hóa chi phí và quản lý chuỗi cung ứng.
Việc làm quản Lý Mua Hàng (Purchasing Manager): Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ bộ phận mua hàng, đưa ra chiến lược mua sắm, và đàm phán các hợp đồng lớn.
Việc làm giám Đốc Mua Hàng (Director of Procurement): Là người đứng đầu bộ phận mua hàng, có quyền quyết định chiến lược mua sắm toàn bộ tổ chức và quản lý các nhóm làm việc.
Mức lương của việc làm nhân viên mua hàng có thể biến đổi tùy theo vị trí công việc, kinh nghiệm, vùng địa lý và ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dựa trên khảo sát từ website thống kê lương uy tín tại Việt Nam VietnamSalary.vn, mức lương của nhân viên mua hàng theo kinh nghiệm sẽ dao động ở các mức như sau:
Dưới 1 năm kinh nghiệm: 8.100.000 đồng
Từ 1-4 năm kinh nghiệm: 10.100.000 đồng
Nhà tuyển dụng thường đặt ra một loạt các yêu cầu đối với nhân viên mua hàng để đảm bảo họ có đủ kỹ năng và khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng thường đề xuất:
Bằng cấp chuyên ngành: Đa số vị trí nhân viên mua hàng yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân hoặc tương đương trong các lĩnh vực liên quan như quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh, hoặc quản lý nguồn cung ứng.
Kỹ năng quản lý dự án: Nhân viên mua hàng thường phải quản lý nhiều dự án cùng một lúc. Họ cần có khả năng lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra đúng hẹn.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp là một phần quan trọng của công việc nhân viên mua hàng. Họ cần có khả năng tương tác với các nhà cung cấp, các bộ phận trong tổ chức và thậm chí cả khách hàng.
Khả năng đàm phán: Đàm phán giá cả và các điều khoản hợp đồng là một phần quan trọng của công việc mua hàng. Nhân viên mua hàng cần có khả năng đàm phán mạnh mẽ để đạt được điều kiện tốt nhất cho tổ chức.
Hiểu biết về lĩnh vực mình đang làm: Hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của tổ chức là một lợi thế. Điều này giúp nhân viên mua hàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm từ nhà cung cấp nhanh chóng mà vô cùng chính xác.
Sử dụng tốt công cụ và phần mềm mua hàng: Có kiến thức về các công cụ và phần mềm mua hàng như ERP (Enterprise Resource Planning) hoặc SRM (Supplier Relationship Management) có thể là một lợi thế.
Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Tính cẩn thận và tỉ mỉ là yêu cầu quan trọng vì những chi tiết nhỏ có thể có tác động lớn đến quá trình mua sắm và cung ứng.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về vị trí nhân viên mua hàng, hi vọng bạn sẽ chuẩn bị thật tốt về kỹ năng và các kiến thức liên quan nếu muốn ứng tuyển cho vị trí này. Đừng quên theo dõi CareerViet để cập nhật các tin tức nghề nghiệp mới nhất cũng như sử dụng trang CVHay để thiết kế những chiếc CV đẹp và ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng nhé.