Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,986
Chuông reo, một tiết học đã trôi qua, những cốc trà đá cũng vơi dần, nhưng chưa ai có ý định vào lớp học. Tất cả mới chỉ là sự khởi đầu cho nhưng câu chuyện ngủ, chơi games, ăn vặt hay những kỹ năng che mắt giảng viên ở chốn học đường...
Ngủ, chơi games, đọc truyện, đan len, ăn vặt giữa giảng đường
Ngủ trên giảng đường |
Phổ biến nhất tại các giảng đường là tình trạng ngủ trên lớp, hầu như giảng đường nào cũng có, nhưng để có được “giấc ngủ ngon” không bị giảng viên phát hiện thì sinh viên cũng phải vắt óc sáng tạo ra các độc chiêu ứng phó.
Ngủ trong giờ giảng viên dễ tính thì đơn giản rồi, muốn thì gục mặt xuống bàn ngủ thôi và dĩ nhiên đã ngủ thì không gây “mất trật tự” được! Với những giảng viên khó tính thì phải nghĩ cách ngủ mà không bị phát hiện: Chọn một chỗ ngồi ở cuối lớp càng kín đáo càng tốt rồi chống tay che mắt như đang đăm chiêu tư duy về bài giảng hoặc “nhờ bóng kẻ ngồi phía trên che khuất.
Nhờ bóng kẻ trên là nhờ các bạn bàn trên ngồi sát lại với nhau, che khuất tầm quan sát của giảng viên, còn mình thì núp phía sau đánh giấc ngon lành. Trương Quang Tân sinh viên năm thứ 4 – Đại học Kiến Trúc hào hứng giải thích lại “mẹo vặt khi ngủ” mà các bạn thường hay dùng để đối phó lại giảng viên như thế.
Nếu không thích ngủ trên giảng đường thì sinh viên cũng chẳng thiếu trò giải khây với chiếc điện thoại di động: nhắn tin, chơi game, nghe nhạc, xem phim… đủ cả. Với những chú dế “bé nhỏ” dành cho “thường dân” như Nokia 110i, 1200… các bạn có thể chơi rắn săn mồi… Sang hơn, với những chiếc điện thoại “đời cao” như Nokia 6120, N95, Samsung Z560, D900i… một bàn thường 3, 4 bạn chụp đầu lại xem phim, chụp ảnh… đến các trò game cao cấp như ma tốc độ, SkyForce…
Đến “học chui” tại lớp Quản lý Đô thị - ĐH Kiến Trúc, lớp chỉ khoảng 35 bạn, nhưng mỗi người mỗi “tâm trạng” chẳng mấy ai quan tâm để ý xem thầy đang nói gì. Bỗng đâu cuối lớp phát ra tiếng chuông điện thoại “Hiền ơi có điện thoại kìa… Hiền ơi có điện thoại kìa…” phá vỡ bầu không khi “tĩnh mịch” trong lớp và một bạn nam vội cầm điện thoại ung dung bước ra ngoài nghe chẳng cần xin phép giảng viên. Hiện tượng chuông điện thoại reo bất chợt trong giờ học không phải là việc hiếm, và hầu như thầy cô cũng chẳng xử lý gì, chỉ nhắc nhở lần sau tắt chuông điện thoại trước khi vào lớp mà thôi.
Không hề thua kém cánh mày râu, giới nữ nhi cũng có những trò giết thời gian rất riêng của mình. Có ngồi trong “xóm nhà lá” của các nữ sinh viên mới nghe hết được những câu chuyện trên trời, dưới bể. “Hình như cái Hằng mới cắt tóc”, “người yêu nó tên gì ấy nhỉ?”… là những đề tài thường được lôi ra để bình phẩm trong những giờ học trên lớp, đi cùng với những câu chuyện đó là chút kẹo bánh, hạt dưa thủ sẵn trong túi đem ra ăn cho “đỡ nhạt miệng”. Dường như những câu chuyện muôn thuở ấy chưa bao giờ trở nên cũ kĩ. Đấy là chưa kể nhiều lúc, tụm năm, tụm bảy say sưa kể, họ lại bật lên những tràng cười khiến cả lớp phải ngơ ngác nhìn.
Chơi games hay hơn nghe giảng |
Hải Yến (khoa Thông tin thư viện - ĐHKHXH&NV) tâm sự: Ra chơi chỉ có khoảng thời gian 5, 10 phút, mà con gái cứ gặp nhau thì có nhiều chuyện để nói lắm. Ngay như chuyện quần áo, đầu tóc.. cũng đủ để nói cả ngày cũng không hết rồi.
Trong lớp Yến, ai hiền lành hơn một chút thì ngồi im lặng đọc tiểu thuyết hay những tạp chí mới mượn được trong thư viện. Đặt một cuốn truyện trên bàn, thêm cây bút vờ như sẵn sàng ghi chép, ai cũng nghĩ rằng họ đang rất chăm chú nghe giảng. “Thực ra, những bàn trên cùng như bọn mình mới ít bị để ý, buôn chuyện trong giờ thì không dám, thầy cô vì thế mà cũng có thiện cảm hơn hẳn. Những bàn dưới cùng thì thầy cô bao giờ cũng có ác cảm hơn” Yến cho biết thêm.
Từ hơn 1 tuần nay, khi đợt gió mùa đông bắc về, túi xách của các nữ sinh viên khoa Văn (ĐHSP I Hà Nội) đầy hơn hẳn. Thêm vài cuộn len đủ màu sắc, cây kim đan… cũng đủ để họ “giết” thời gian trong những tiết học kéo dài. Trên bục giảng, thầy cứ nói, dưới gầm bàn những đôi tay vẫn thoăn thoắt “xe chỉ luồn kim”.
“Chỉ cần 2 buổi học sáng là mình có thể đan xong 1 cái khăn. Được cái, ai đan thành thạo thì không cần cắm cúi nhìn xuống mà thao tác vẫn chính xác lắm. Nên thầy cô cũng không hay để ý” Lê Thu Hương (khoa Văn - ĐHSP I Hà Nội) kể chuyện trong khi tay vẫn thoăn thoắt đang nốt những nút len cuối cùng để hoàn thành chiếc khăn cho kịp đón mùa đông.
Từ ngày phong trào đan len rộ lên, bàn Hương đông hơn thường lệ. Người này nhờ chỉ bảo, người kia nhờ sửa sang. Hương cứ luôn tay, luôn mồm giải thích cả buổi mà vẫn không hết. Và giờ học trên lớp biến thành giờ luyện nữ công lúc nào chẳng hay.
Chán học thì "bùng" ra quán nước tán nhảm
Đang tiết học mà cứ như giờ ra chơi |
9h30, đang học tiết ba môn tiếng Anh. Tỏ ra chán nản, nhanh chóng luồn qua dãy bàn cuối lớp Nguyễn Trung Quân - khoa kỹ thuật viễn thông, Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội bảo tôi cùng ra quán trà đá tề tựu với những “chiến hữu” cùng lớp đang chờ sẵn.
Không để cho Quân giới thiệu, tôi đã kịp lấy lòng những “sư phụ bỏ tiết” (theo như lời của Quân) bằng một lời chào và nụ cười không thể tươi hơn. Chỉ một cốc trà đá, một bao thuốc lá là những chuyện “trên trời dưới đất” đều được đem ra bàn luận: Hôm qua đề về bao nhiêu ấy nhỉ? Cuối tuần này có trận MU đá đấy chú đặt đội nào? Mày thấy lớp trưởng lớp mình xinh không?… Người này chưa nói dứt thì người kia đã nói chen vào, thi thoảng lại có sự tham gia của bà chủ quán nước. Tiếng cười khúc khích, tiếng tranh luận khuấy động cả một góc phố, Quân cho biết “Thường thường cứ đến tiết hai, tiết ba là mấy đưa lại rủ nhau ra đây, chứ ngồi học cho được sáu tiết thì chịu sao nổi, lúc nào điểm danh thì mấy bạn trong lớp nháy máy chạy vào điểm danh xong lại trốn ra, nếu vào không kịp thì nhờ bạn nó đó trong lớp “có” hộ mình cũng xong”
Châm vội điếu thuốc, Sự - Khoa Kỹ thuật Viễn thông quay sang hỏi tôi: “Bùng” tiết lần đầu hả? không đợi tôi trả lời, cậu tiếp tục: Chú không phải lo, cứ đi cùng bọn anh còn học được khối cái hay, lúc nào điểm danh thì hãy vào học cũng chưa muộn. Đôi mắt Sự lim dim theo làn khói thuốc. Dường như chuyện bùng tiết ra ngồi quán nước tám chuyện đã trở thành thông lệ hàng ngày đối với những sinh viên này.
Ngay cạnh cổng Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh có khá nhiều quán internet, quán trà đá, ăn nhanh… đó là “bến đỗ” lí tưởng cho những sinh viên trốn tiết. Đó hầu hết là những sinh viên nam, không muốn học nên trốn ra ngoài cho “khuây khỏa”. Để Quân ngồi lại, tôi nhanh chân hòa mình vào những sinh viên tụm ba, tụm bảy đang cổ vũ cho các game thủ trong một quán nét . H. Đ học cùng lớp với Quân tỏ ra khá thích thú với những trò game thay cho những từ mới, cấu trúc của môn tiếng Anh. Tay liến thoắng, Đ. dán mắt vào cái màn hình 21 inch với Play station, bên cạnh là những sinh viên cùng trường thuộc các khoa Nhiệt lạnh, Công nghệ Thông tin, Điện - điện tử…
Chuông reo, một tiết học đã trôi qua, những cốc trà đá cũng vơi dần, nhưng chưa ai có ý định vào lớp cả. Tất cả chỉ là sự khởi đầu, mấy sinh viên gọi thêm trà, những câu chuyện lại được tiếp tục. Trong quán net những cái đầu vẫn chụm lại với nhau, reo hò theo những bước chạy của những cầu thủ trong trò game.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function