Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 16,957
Sau một thời gian làm việc bạn cảm thấy chán nản và cho rằng môi trường làm việc không phù hợp, các đồng nghiệp thiếu thân thiện…và quyết định phải ra đi để làm lại từ đầu ở một lĩnh vực mới. Nhưng liệu đó có phải quyết định sáng suốt?
Dù là người yêu thích công việc đến đâu ai cũng sẽ có những lúc cảm thấy thất vọng, chán chường vì nhiều lý do khác nhau. Nếu không tỉnh táo rất có thể bạn sẽ để cho những suy nghĩ tiêu cực bùng lên và dẫn dắt, khiến công việc bắt đầu trở thành gánh nặng còn đồng nghiệp là những người khó chịu.
Đôi khi tình thế không tồi tệ như bạn tưởng
Không ít người quyết định ra đi, bắt đầu lại từ con số không với niềm tin rằng mình là người có năng lực thì không việc gì phải sợ. Quả thực việc ấy không phải là không thể. Nếu bạn chắc chắn rằng mình đã chọn sai nghề, sai môi trường làm việc thì “nhảy việc” có thể là giải pháp đúng. Nhưng cũng có những người quyết định vội vàng và rồi hối tiếc. Sau đây là 6 sai lầm thường thấy ở những người nóng vội:
1. Đổi nghề vì không hợp với phong cách những người xung quanh
Bạn gặp khó khăn trong mối quan hệ với sếp, với đồng nghiệp hoặc không thích phong cách làm việc của công ty nên quyết định tìm chỗ làm mới. Bạn cho rằng công việc của mình sẽ vui vẻ hơn nhiều nếu được ở một nơi phù hợp với phong cách của mình.
Ví dụ như bạn là người hướng nội nhưng lại phải vào một công ty có môi trường hướng ngoại, nơi mà mọi người luôn có vẻ ồn ào và các cuộc tranh luận diễn ra thường xuyên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã chọn sai nghề mà chỉ đơn giản là chọn sai công ty. Vậy nên có thể điều bạn cần chỉ là tìm một công ty khác cùng ngành phù hợp hơn chứ không phải chuyển sang một lĩnh vực mới.
2. Không được ghi nhận cho những nỗ lực hoặc không có vị trí tương xứng
“Nếu bạn tìm kiếm sự công nhận bằng một chức danh hay sự nổi tiếng thì có lẽ bạn đang thiếu mất sự tự tin chứ không phải chọn sai nghề nghiệp”, Penelope Trunk, nhà sáng lập trang web nhân sự Brazen Careerist viết.
Trong một bài viết gần đây bà nhận định: “Uy tín là một mục tiêu mơ hồ trong công việc”. Bà đưa ra một nghiên cứu của đại học Rochester rằng: “những người chỉ lo không được người khác công nhận thường là người chịu áp lực cao hơn”. Hay nói cách khác, bạn sẽ khó lòng vui vẻ nếu mục tiêu của mình là được người khác ghi nhận. Do đó bà Trunk đề nghị tốt hơn hết hãy trú trọng vào chính bản thân mình thay vì chạy theo suy nghĩ của người khác.
3. Bạn cảm thấy công việc buồn chán
Gần đây bạn chẳng còn hứng thú khi làm việc? Hãy xua tan sự buồn chán bằng cách vận dụng các kỹ năng khác của bản thân. Hãy thử bắt đầu một dự án riêng hoặc ngó xem người khác đang làm gì và có thể tận dụng các kỹ năng của bạn hay không. Hoặc đơn giản hơn, hãy tạo thử thách cho bản thân bằng cách làm nhanh hơn và tốt hơn công việc hiện tại.
4. Không có chỗ cho bạn tiến thân trong công ty hiện tại.
Giải pháp cho bạn khi rơi vào tình huống này cũng tương tự như ở trường hợp 1. Việc lâm vào ngõ cụt ở 1 công ty không có nghĩa là bạn sẽ không thể tìm kiếm vị trí tốt hơn ở công ty khác. Một giải pháp khác đó là hay tranh thủ trau dồi kiến thức thông qua các khóa học thêm. Ví dụ bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính và muốn có vị trí chủ chốt ở công ty, tại sao không tìm một khóa MBA?
5. Thu nhập hiện tại không như mong muốn
Nếu đang có ý định chuyển sang nghề khác để kiếm nhiều tiền hơn thì bạn nên biết rằng đó không phải giải pháp tốt cho những người trẻ tuổi, non kinh nghiệm. Rất có khả năng nó còn khiến tình hình thêm thất vọng hơn. “Thông thường bạn sẽ phải chấp nhận sự thụt lùi hoặc đi đường vòng trước khi bạn đến được vị trí trước kia trong sự nghiệp rồi sau đó mới đi lên”, Judi Perkins, nhà sáng lập trang web hướng nghiệp Find the Perfect Job chia sẻ.
6. Bạn phạm một sai lầm nghiêm trọng
Roy Cohen, một nhà tư vấn hướng nghiệp và là tác giả của cuốn: “Cẩm nang tồn tại cho những nhân viên phố Wall” từng có khách hàng là nhân viên một ngân hàng đầu tư nổi tiếng. Người này bị sa thải vì phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Tin rằng ai trong ngành cũng biết đến sai lầm của mình, “vị khách trên quyết định chuyển sang lĩnh vực khác với một công việc không phù hợp với mình”, Cohen cho biết. “Và ông ta một lần nữa lại bị sa thải”.
Sau đó, rất nhiều đồng nghiệp cũ đã nói với cựu nhân viên phố Wall kia rằng họ không thể hiểu vì sao ông lại quyết định từ bỏ sự nghiệp bởi họ vẫn xem ông là một người tài năng và một nhân viên ngân hàng xuất sắc. Do đó hay luôn nhớ rằng những sai sót không mong muốn có thể được tha thứ. Mọi người sẽ không thay đổi quan điểm về bạn chỉ vì 1 sai lầm đó
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function