Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 16,101
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nhìn vào xu hướng chọn ngành trong vài năm gần đây, dễ nghĩ rằng trật tự “nhất y, nhì dược” vốn ngự trị trong suốt một thời gian dài sẽ bị đánh đổ bởi “ngôi sao đang lên” mang tên kinh tế. Những tưởng xu hướng đi theo nghề bác sĩ, dược sĩ không còn được ưa chuộng như ngày xưa. Nhưng không…
Thực tế cho thấy không phải y, dược bị soán ngôi mà vị trí đỉnh cao này “kết nạp” thêm ngành kinh tế, đưa ngành này vào mức “chen lấn” cao. Điểm khác biệt là ở khối ngành kinh tế, số lượng thí sinh thi vào rất… khổng lồ, như trong năm 2008. Nhìn rộng ra, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường có ngành kinh tế đều tăng.
Kinh tế: đông nhưng rộng cửa
Năm 2008, Trường ĐH Mở TP.HCM nhận một lượng hồ sơ đăng ký dự thi kỷ lục: 44.000 hồ sơ. Con số này tăng gần gấp đôi so với năm 2007 và vươn lên đứng thứ tư trong bảng tổng sắp về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi. Tạo nên sự đột biến đó chính là ngành kinh tế của trường: trường có 15 ngành tuyển sinh thì bốn ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kinh tế và kế toán chiếm hơn 25.000/ 44.000 hồ sơ.
Ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ba ngành quản trị kinh doanh, kế toán và tài chính - ngân hàng đã giành con số 15.000 hồ sơ đăng ký dự thi trong số gần 30.000. Ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ tình trạng cũng tương tự. Thậm chí một trường chuyên về kỹ thuật như ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chỉ có một ngành liên quan là kế toán cũng có số hồ sơ đăng ký nhiều gấp đôi ngành chủ lực. Trong khi trước đó một năm, khi các ngành như điện - điện tử, điện công nghiệp hay cơ khí chế tạo máy ở trường này có đến hàng ngàn hồ sơ đăng ký dự thi thì ngành kế toán con số chỉ là 99.
Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các trường. Nguyên nhân của sự trồi sụt có vẻ như phụ thuộc trực tiếp vào tỉ lệ chọi và điểm chuẩn của chính những ngành kinh tế trong năm trước đó. Lấy ví dụ từ ngành kế toán của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Năm 2007, một phần vì ít thí sinh dự thi, điểm chuẩn ngành này thuộc loại thấp nhất trường là 15,5 điểm.
“Hậu quả” sang năm 2008, một lượng thí sinh khổng lồ đã đổ xô vào và điểm chuẩn “nhảy” lên 19,5. Cách lựa chọn của thí sinh cũng diễn ra tương tự ở nhiều trường khác. Nhìn chung, thí sinh nhắm vào những ngành thuộc khối kinh tế ở những trường mà điểm chuẩn nằm từ 18 điểm trở xuống.
Điều này lý giải vì sao năm 2008 số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giảm đáng kể. Mức điểm chuẩn 21,5 của năm 2007 đã làm hàng chục ngàn thí sinh chùn bước. Số lượng này phân tán sang các trường còn lại.
Tuy nhiên, dù số lượng thí sinh đăng ký dự thi khối ngành kinh tế tăng đến mức “chóng mặt” như một vài năm vừa qua, điểm chuẩn phổ biến của khối ngành này vẫn chỉ dao động ở mức 15-22. Không có quá nhiều trường tuyển sinh khối ngành kinh tế có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên. Vì vậy, những thí sinh có khả năng đạt trung bình 5-7 điểm/môn thi hoàn toàn có thể tin tưởng vào cơ hội trúng tuyển vào một ngành khối kinh tế mà mình chọn.
Phải cân nhắc |
Y, dược: “đẳng cấp” là… mãi mãi
Khác với sự trồi sụt theo số đông và theo điểm chuẩn của khối ngành kinh tế, khối ngành y dược đang có được một vị thế đặc biệt. Năm 2007, Trường ĐH Y dược TP.HCM có gần 30.000 thí sinh đăng ký dự thi, tỉ lệ chọi gần 1/27. Năm 2008, số lượng có giảm chút ít nhưng vẫn là trường đáng kiêng dè. Các trường khác như ĐH Y dược Cần Thơ, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Thái Bình, ĐH Y dược (ĐH Huế)… đều có số lượng thí sinh dự thi xấp xỉ 10.000 trở lên.
Tuy nhiên, về khối y dược, điều đáng nói có lẽ là điểm chuẩn. Trong ba năm gần đây, điểm chuẩn khối ngành này liên tục tăng, thậm chí tăng đến “nóc”. Năm 2006, mức điểm chuẩn của Trường ĐH Y dược TP.HCM là 23,5-24 điểm. Đến năm 2007, 2008, thí sinh dự thi vào một số ngành của trường thậm chí đạt đến 9 điểm/môn cũng chưa hẳn đã trúng tuyển. Hai ngành tạo nên “đẳng cấp” ấy là bác sĩ đa khoa và dược sĩ ĐH với mức điểm chuẩn 27-27,5. Một lượng thí sinh đã tự “phân luồng” cho mình bằng cách dự thi vào ngành bác sĩ răng - hàm - mặt hay bác sĩ y học cổ truyền. Thế nhưng, đây cũng chẳng phải là những ngành dễ… xơi. Mức điểm chuẩn 26 hay 27 điểm đối với bác sĩ răng - hàm - mặt và 22, 23 đối với y học cổ truyền là một thử thách lớn ngay cả với những thí sinh xuất sắc.
“Khủng” hơn nữa là điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa những khối ngành khác mới có thể đánh đổ kỷ lục điểm chuẩn 28,5 của ngành bác sĩ răng - hàm - mặt trường này trong năm 2008. Khó có thể tưởng tượng nổi một thí sinh dự thi ĐH phải đạt đến 9,5 điểm/môn mới trúng tuyển. Vậy mà trong số thí sinh dự thi vẫn có hơn 50 thí sinh đạt được từ mức điểm này trở lên để trở thành sinh viên. Các ngành khác như bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền của trường này cũng cần mức điểm trung bình 8,5-9 điểm/môn thi.
“Những điều cần biết...” sẽ phát hành trước ngày 10-3 |
Source: Theo TTO
Please sign in to perform this function